BỆNH THÁN THƯ TRÊN ỚT

popup
BỆNH THÁN THƯ TRÊN ỚT
  • Tác nhân gây bệnh: do nấm Colletotrichum spp gây ra.
  • Triệu chứng bệnh:

- Bệnh gây hại trên nhiều bộ phận của cây như lá thân và quả.

- Bệnh thán thư gây hại trên tất cả các bộ phận của cây ớt: thân, lá, quả và hạt. Tuy nhiên bệnh phát triển mạnh và gây hại nặng vào giai đoạn quả già chín. Khi bệnh mới phát sinh, lúc đầu vết bệnh là những đốm nhỏ, hơi lõm xuống, vết bệnh trên quả thường hơi ướt.

- Sau một vài ngày vết bệnh lớn dần có dạng hình tròn hoặc bầu dục dài chạy dọc quả, các vết bệnh thường có kích thước từ 0,6-1,2cm. Các vết bệnh có thể liên kết với nhau làm quả bị thối, vỏ khô lại có màu trắng vàng hơi bẩn.

- Trên thân vết bệnh có hình thoi, hơi lõm, ranh giới giữa mô bệnh và mô khỏe là một đường màu đen chạy dọc theo vết bệnh. Trên bề mặt vết bệnh có những chấm đen nhỏ.

- Nấm gây bệnh thán thư có thể gây hại trên chồi ngọn, gây hiện tượng thối ngọn ớt. Chồi bị hại có màu nâu đen. Bệnh phát triển mạnh có thể làm cho cây bị chết dần hoặc cây còi cọc, chậm phát triển. Trên cây nhiễm bệnh quả thường ít, chất lượng quả kém.

 

Triệu chứng thán thư trên ớt

  •  
  • ĐIỀU KIỆN PHÁT SINH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BỆNH

- Nguồn bệnh là sợi nấm và bào tử tồn tại trên hạt giống hoặc tàn dư của cây bệnh. Bệnh thâm nhập vào đồng ruộng từ việc trồng các cây bị nhiễm bệnh hoặc bệnh lan truyền từ vụ này qua vụ khác do tàn dư cây bệnh trên ruộng hoặc trên cỏ dại và các ký chủ phụ khác như cây cà chua, khoai tây... Bào tử nấm phát tán theo gió, côn trùng, nước mưa và nước tưới trên ruộng (đặc biệt là kiểu tưới rãnh) hoặc lan truyền từ dụng cụ làm ruộng. Bệnh phát sinh phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết ấm, ẩm ướt. Đặc biệt, ở những ruộng ớt mất cân đối dinh dưỡng, trũng thấp, thoát nước kém, bón nhiều đạm bệnh sẽ phát sinh, phát triển và gây hại nặng.

- Trước đây, bệnh thán thư ớt chủ yếu gây hại trong mùa mưa và khi trái đã già chín trở đi. Tuy nhiên thời gian gần đây bệnh đang có chiều hướng phát sinh và gây hại sớm hơn ngay cả khi trái còn non, làm cho trái non bị rụng do trồng ớt liên tục trong nhiều năm. Bệnh có thể gây hại nặng ngay cả trong mùa khô nếu gặp điều kiện ẩm độ cao (do sương mù nhiều hay tưới nước nhiều, tưới liên tục).

  • Biện pháp phòng trị bệnh thán thư trên cây ớt

- Xử lý hạt giống bằng KMnO4 (0,1%) trong 1 giờ hoặc xử lý nước nóng 52oC trong 2 giờ.

- Gieo trồng ớt ở mật độ thích hợp, luân canh, không trồng cây họ cà trong vòng 2 – 3 năm.

- Nấm tồn tại trong tàn dư thực vật, thu hái các trái bệnh đem thu huỷ.

- Luân canh, không trồng cây họ cà ớt trong vòng 2 - 3 năm.

- Chọn giống kháng bệnh, tăng cường bón thêm phân chuồng hoai mục phối trộn thêm chế phẩm sinh học Bima (có chứa nấm đối kháng Trichoderma) cho ruộng ớt

- Bón cân đối NPK, đặc biệt để bổ sung đầy đủ nguyên tố vi lượng cho cây ớt.

- Tránh trồng ớt trong mùa mưa.

- Cây ớt thường bị phá hại bởi các loại côn trùng, sâu ăn lá, sâu đục quả ớt, tạo các vết thương cơ học rất thuận lợi cho nấm gây bệnh thán thư xâm nhập phá hại.

khi phát hiện bệnh có thể sử dụng các hoạt chất như: Mancozeb, Propineb....

Nguồn: Tổng Hợp

Đang Online: 12 | Tổng Truy Cập: 375198
CÔNG TY CỔ PHẦN GOOD FARMER VIỆT NAM
Go Top
0964 666 966