Có thể bạn chưa biết, diện tích đất liền ở nước ta khoảng 33,955 triệu ha . Trong đó 80,4% là đất trồng cây nông nghiệp tương đương với 27,3 triệu ha. Để cây trồng phát triển tốt. Bên cạnh việc sử dụng phân bón thì đất trồng cũng là một yếu tố quan trọng trong việc cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây trồng. Bên cạnh một số đặc tính riêng của từng vùng đất như: đất chua (đất phèn), đất bị nhiễm mặn, … thì việc trồng cây nông nghiệp nhiều năm sẽ làm cho đất bị bạc màu, thiếu chất dinh dưỡng. Vì vậy đất cần phải được cải tạo đúng cách để phục hồi các chất dinh dưỡng cần thiết cung cấp cho cây.
Hôm nay xin mời bà con cùng Good Farmer tìm hiểu một số cách cải tạo đất mà mọi người có thể dễ dàng thực hiện:
1. Cải tạo đất chua (đất phèn)
Đất chua là hiện tượng phổ biến thường gặp trong sản xuất nông nghiệp làm thay đổi độ pH của đất. Là đất có nhiều axit và độ pH dưới 6.5, gây ức chế sự phát triển của một số loại cây trồng và hoạt động của một số vi sinh vật trong môi trường đất.
Biện pháp cải tạo đất chua
Bón vôi: là biện pháp được sử dụng phổ biến để cải tạo độ chua của đất. Tùy vào vùng đất trồng mà bón lượng vôi phù hợp (đối với khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long trung bình bón 100kg vôi trên 1000m2 để nâng 1 độ pH).
Sử dụng phân bón Korea Vina của Good Farmer: bón 100kg phân Trung Lượng + 25kg phân Hữu cơ cá – Viên đùn nở để nâng từ 1.0 – 1.5 độ pH cho 1000 m2 đất (hiệu quả nhanh hơn so với bón vôi). Không sử dụng phân có tính chua sinh lý. Nên sử dụng phân Lân nung chảy, Phân ure, Phân DAP.
Sử dụng phân bón hữu cơ như: Phân chuồng, phân xanh cho đất. Ngoài tác dụng cải tạo độ chua của đất, bón phân hữu cơ còn là biện pháp thân thiện với môi trường và cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng.
Trồng cỏ che phủ: việc trồng cỏ che phủ giúp hạn chế việc rửa trôi, xối mòn các chất hữu cơ và dinh dưỡng ở tầng mặt đất.
2. Cải tạo đất nhiễm mặn
Đất mặn là loại đất có chứa các loại muối hòa tan ở nồng độ cao hơn bình thường, lâu ngày không bị rửa trôi dẫn đến tích tụ nhiều tạo thành đất mặn, gây ảnh hưởng đến sự phát triển và năng suất của cây trồng.
Biện pháp cải tạo đất nhiễm mặn
Biện pháp thủy lợi: chúng ta có thể rửa mặn cho đất bằng nước mưa, nước ngọt hoặc nước có chứa Na hàm lượng nhỏ để rửa trôi các muối hòa tan như Ca, Mg,… mà không làm độ pH trong đất tăng lên.
Xây đê, đập nhằm hạn chế, ngăn chặn nước biển xâm nhập ở những vùng đất trồng gần biển.
Khi đất bị nhiễm mặn chúng ta nên nhanh đưa nước ngọt vào để rửa đất, cho các muối tan sau đó tháo nước ra ngoài kênh, mương, sông.
Biện pháp sinh học: chọn và lai tạo các loại cây trồng, giống cây chịu được độ mặn cao để trồng ở những vùng đất bị nhiễm mặn.
Biện pháp luân canh: đây là biện pháp được áp dụng rộng rãi ở các khu vực phía Nam. Nhiều tỉnh đã áp dụng biện pháp này, giảm số vụ trồng lúa từ 2 – 3 vụ/năm xuống còn 1 vụ/năm và luân canh với nuôi tôm hoặc nuôi trồng thủy sản trong thời gian đất bị nhiễm mặn.
Biện pháp bón vôi: Bón vôi sẽ giúp giải độc cho cây trồng, giảm độ mặn và tăng độ pH của đất. Tùy thuộc vào độ mặn của đất và các loại cây trồng mà ta nên sử dụng liều lượng vôi bón cho hợp lý.
Ví dụ:
- Đất có độ pH = 4,5 – 5,5 bón 50 – 100 kg/1000m2
- Đất có độ pH = 3,5 – 4,5 bón 100 – 200kg/1000m2
- Đất có độ pH < 3,5 bón 200kg – 500kg/1000m2
3. Cải tạo đất bạc màu
Đất bạc màu là những loại đất đã mất đi những đặc tính vốn có của nó. Có cấu trúc và kết cấu kém, nghèo dinh dưỡng, khả năng giữ nước và điều hòa nhiệt độ thấp, thường bị khô hạn.
Biện pháp cải tạo đất bạc màu:
Che phủ đất: che phủ đất là biện pháp canh tác mà nhà vườn có thể áp dụng ngay để khôi phục lại đất đã bị thoái hóa, bạc màu. Nếu đất trồng không được che phủ thì dưới tác động của nắng, mưa và gió đất sẽ trở nên khô cằn, chai cứng, bị rửa trôi các chất dinh dưỡng, hạn chế sự phát triển của vi sinh vật có trong đất.
Có thể che phủ bằng rơm rạ, cành lá khô, cỏ khô, than chuối, bèo lục bình,… những vật chất hữu cơ này khi phân hủy sẽ giúp đất tơi xốp, giàu mùn, giàu dinh dưỡng, tăng cường sự phát triển của các vi sinh vật có lợi trong đất. Ngoài ra, còn có thể trồng các cây bụi thấp như đậu xanh, đậu đen, hay các loại cỏ dại như lạc dại, xuyến chi để che phủ đối với các vườn trồng cây ăn trái, đặc biệt là các cây lâu năm. Các loại cây cỏ này sẽ giúp cải tạo nền đất do bộ rễ của cây cỏ ăn sâu vào đất phá đi các lớp đất chai cứng đưa nước vào sâu bên trong đất và giữ lại.
Sữ dụng phân bón hữu cơ: Sử dụng phân bón hữu cơ giúp bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây, làm cho đất màu mỡ, tạo điều kiện cho nhiều vi sinh vật có lợi phát triển. Hai loại phân hữu cơ của Korea giúp cải tạo đất cực tốt như: Hữu cơ cá Viên đùn nở và Hữu cơ cá Koganic viên tròn.
Hạn chế sử dụng hóa chất diệt cỏ và thuốc BVTV độc hại: tạo điều kiện tốt để các vi sinh vật phát triển giúp phân hủy các chất hữu cơ, chuyển hóa dinh dưỡng, cố định nitơ, đối kháng nấm bệnh để bảo vệ cây trồng.
Trên đây là một số biện pháp cải tạo đất mà Good Farmer xin chia sẻ để bà con có thể tìm hiểu và áp dụng vào khu vườn của mình, cải tạo đất được tốt hơn, nâng cao năng suất cây trồng.