KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ ỚT Ở CHO NGƯỜI NÔNG DÂN THAM KHẢO

popup
KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ ỚT Ở CHO NGƯỜI NÔNG DÂN THAM KHẢO

**Dưới đây là một số kiến thức cơ bản về các kỹ thuật canh tác cây ớt nói chung ở điều kiện môi trường khí hậu và thổ nhưỡng của Việt Nam.**

  1. Thời vụ trồng ớt:

- Ớt có thể trồng quanh năm ở những nơi có điều kiện thuận lợi.

2. Giống ớt tại Việt Nam:

 

Một số giống ớt cay phổ biến đang trồng hiện nay: Ớt Sừng Trâu, Chỉ Thiên, Ớt lai TN 255, TN 256... 

3. Chuẩn bị đất trồng.

 

- Chọn đất để trồng ớt:

+ Đất thoát nước tốt, có cơ cấu thoáng xốp như: Đất cát pha, đất thịt pha sét, đất phù sa ven sông và đất canh tác lúa.

+ Có nguồn nước tưới tốt và giao thông vận chuyển sản phẩm thuận tiện.

Đất chuẩn bị trồng phải được luân canh lúa, bắp, đậu… tối thiểu 3 năm, vụ trước không trồng cây thuộc họ cà như: ớt, cà chua, cà tím,…

- Kỹ thuật làm đất:

+ Làm đất kỹ, cày xới sâu 20- 25cm, phơi ải 10-15 ngày, lên luống cao 20cm, rộng 1m.(có thể cao hoặc rộng hơn tuỳ theo vùng đất).

4. Gieo hạt:

 Ngâm ủ hạt giống

Lượng hạt giống cần cho 1 ha tùy thuộc vào giống và tỷ lệ nảy mầm, trung bình khoảng 150 – 200g/ha. Đem gieo những hạt đã nứt mầm, đừng để hạt ra rễ quá dài, cây mầm sẽ lên yếu và khi gieo dễ bị gãy mầm.

Sau khi gieo hạt vào bầu, rải một lớp mỏng phân chuồng hoai sàng kỹ để lấp kín hạt, rải một lượt thuốc Basudin hạt đề phòng kiến và dế, sâu đất phá hại. Tưới đẫm nước, giữ ẩm để hạt dễ nảy mầm. Chăm sóc cây con phải phòng trừ sâu bệnh tốt, nếu cây thiếu phân có thể tưới NPK, DAP và Urê hoặc phân vi sinh ra rễ Bảo Đắc.

5. Chăm sóc ớt:

- Tưới nước: Mùa mưa cần đảm bảo thoát nước tốt, mùa nắng phải tưới nước đầy đủ. Tưới rãnh (tưới thấm) là phương pháp tốt nhất, tiết kiệm nước, không văng đất lên lá, giữ ẩm lâu, tăng hiệu quả sử dụng phân bón. Trong thời gian cây ra hoa và kết trái cần cung cấp đủ nước để ngăn ngừa rụng bông rụng trái. Tưới quá ẩm hay để quá khô hạn dễ xảy ra các trường hợp sau:

+ Rụng hoa, rụng trái

+ Cây phát triển kém

+ Giảm số bông, giảm chất lượng trái, năng suất thấp

- Tỉa nhánh: Tỉa bỏ các cành, lá dưới điểm phân cành để cây ớt phân tán rộng và gốc được thông thoáng, hạn chế sâu bệnh phát triển – cho năng suất caoNên tỉa cành lúc nắng ráo. 

- Làm giàn: Giàn được làm bằng cây hay dây ni lông. Giàn giữ cho cây đứng vững, dể thu trái, kéo dài thời gian thu hoạch, hạn chế trái bị sâu bệnh do đỗ ngã. Mỗi hàng ớt cắm 2 trụ cây lớn ở 2 đầu, dùng dây căng dọc theo hàng ớt nối với 2 trụ cây, khi cây ớt cao tới đâu căng dây tới đó để giữ cây đứng thẳng.

Cây ớt mang nhiều trái gặp gió mạnh dễ đổ ngã, nên cắm le (cây le dài khoảng 1m) chống đỡ, mỗi cây ớt cắm một cây le, cắm xiên buộc vào thân chính, có thể dùng dây nylon giăng dọc theo hàng để đỡ cành mang trái, hạn chế cành bị gãy khi mang trái nặng.

Bón phân:

 

-  Lượng phân bón (500m2):

+ Phân chuồng:   500 - 1.000kg             + NPK: 27- 29kg

+ Phân lân:               25kg                      + Kali:        10kg

+ Vôi:                       50kg                      + Urê:         10kg

+ Ca(N03)2:               6kg

- Cách bón:

+ Bón lót (Trước khi trồng): 50kg vôi và  500 -1.000kg phân chuồng hoai, 25kg super lân, 1,5kg Kali, 1kg Calcium nitrat, 5 - 7kg phân NPK (16-16-8). Sử dụng màng phủ nông nghiệp để hạn chế cỏ dại, sâu bệnh, giảm hao hụt phân bón, nước tưới

- Bón phân thúc: Phân nên chia làm 4 lần bón: (Có thể kéo dài hơn tuỳ theo thời gian thu hoạch).

6. Thu hoạch:

ớt khi trái bắt đầu chuyển màu - trước khi chín, thu trái già chuyển màu có vết đỏ (bắt đầu chín) làm cho kích thích ra hoa nhiều tạo năng suất cao hơn cho đợt sau.  Ngắt cả cuống trái, tránh làm gãy nhánh. Ớt cay cho thu hoạch 35- 40 ngày sau khi trổ hoa. Ở các lứa rộ, thu hoạch ớt mỗi ngày, bình thường cách 1-2 ngày thu 1 lần. 

Thông thường từ 35 – 40 ngày sau khi đậu trái có thể bắt đầu chín và thu hoạch được. Nếu chăm sóc tốt, bón phân đầy đủ, ớt có thể cho nhiều đợt trái, năng suất có khả năng đạt trung bình từ 25 – 35 tấn/ha hoặc cao hơn.

Nguồn: Tổng hợp


****Chúc bà con thành công!****

 

 

Đang Online: 52 | Tổng Truy Cập: 462350
CÔNG TY CỔ PHẦN GOOD FARMER VIỆT NAM
Go Top
0964 666 966