Sầu riêng là 1 loại cây ăn quả nhiệt đới rất được ưa chuộng tại các nước Đông Nam Á. Do nhu cầu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu ngày càng cao hơn. Ngoài những giá trị về dinh dưỡng như chứa nhiều protein, chất béo vitamin A, sắt… Quả còn có hương vị đặc trưng rất khó quên. Cây mang lại giá trị kinh tế cao nên được bà con nông dân quan tâm. Vì vậy, cây được quan tâm chăm sóc điều kiện sinh trưởng, đúng kỹ thuật,và chặt chẽ trong từng giai đoạn. Trong bài viết này Good Farmer sẽ hướng dẫn bà con.
1. Trong giai đoạn kiến thiết cơ bản
Khi cây nhỏ chỉ để 1 ngọn, tỉa bỏ hết chồi gốc, cắt hết cành mọc ra từ gốc ghép (chỉ thực hiện năm đầu tiên, sau sẽ hết), cành đầu tiên để cách mặt đất > 50 cm, sau đó để các cành nhỏ trên thân chính cách nhau từ 8 - 10 cm, khi cây lớn khoảng cách không nên dưới 30 cm.
Tỉa bỏ hết cành vượt mọc đứng bên trong tán, cành ốm yếu, bị sâu bệnh, cành mọc quá gần mặt đất để cây phát triển tốt. Nếu trên một cây có 2 cành mọc cùng 1 vị trí thì cắt đi 1 cành.
Không cắt ngọn cây sầu tiêng vì tự nó đã có dạng hình tháp. Nhưng nếu sầu riêng quá cao (vượt quá 8-10 m) thì cắt bỏ từ 1,5 - 2 m tính từ đỉnh ngọn trở xuống.
Khi cắt cành thực hiện vào những ngày trời nhiều mây để tránh nắng làm cháy vỏ những cành nằm ở bên trên.
2. Trong giai đoạn kinh doanh
Sầu riêng ra hoa kết trái trên thân chính, trên cành (kể cả cành lớn và cành nhỏ), không ra hoa ở ngọn cây. Vì vậy chỉ để lại cành khoẻ mạnh, cành mọc ngang ở độ cao 1 m so với mặt đất. Ở giai đoạn này có thể chia làm 3 lần cắt tỉa trong năm:
Lần 1: Sau thu hoạch, cắt bỏ cành khô, cành bị bệnh, ốm yếu, cành bị kiệt sức vì đã ra nhiều quả.
Lần 2: Cắt tỉa vào tháng 8 - 9, trước khi bón phân lần thứ 2, cắt bỏ những cành vượt, cành bệnh, cành khô, cành rết (cành có nhiều cành con hai bên), làm cho thông thoáng, nhiều ánh sáng, cắt tỉa xong mới bón phân.
Lần 3: Vào thời điểm cây cho quả bằng quả quýt, cắt tỉa lần này kết hợp với tỉa quả để dồn sức cho những quả còn lại.
Công tác tỉa cành tạo tán cần được tiến hành thường xuyên, liên tục mới có thể tạo được cây sầu riêng có bộ tán thông thoáng cân đối.
3. Vệ sinh vết cắt
Gọt nhẵn vết cắt, quét sơn, vôi hoặc thuốc trừ nấm cho vết cắt có đường kính ≥ 1cm. Hoặc có thể dùng băng keo nilon cuốn vết cắt cành lại cho nước và sâu bệnh không tấn công vào vết thương.
Nếu cắt ngọn để khống chế chiều cao cây: Quét hỗn hợp Agri-fos + Mancozeb để phòng bệnh và dùng vỏ chai thuốc cắt đôi rồi úp lên vết cắt.
Chăm sóc, kiểm tra sau khi cắt tỉa:
Sau khi đốn tỉa cành cần kết hợp vệ sinh làm cỏ, thu gom những cành vừa đốn đem đốt bỏ để giảm nguồn sâu, bệnh lây lan cho vụ sau.
Cây sau cắt tỉa rất dễ bị bệnh xì mủ thân, thối rễ gây chết cây, nên xịt thuốc để phòng bệnh xảy ra.
Bón phân và tưới nước giúp cây nhanh hồi phục, có thể dùng phân bón gốc hoặc phân bón lá.
Thăm vườn thường xuyên để phát hiện sâu bệnh hại sớm cũng như các cành mới mọc ra sai vị trí thì tiếp tục cắt tỉa.
Khi cây còn nhỏ không nên tỉa bỏ ngọn cây. Nên tỉa bỏ những cành dày đặc, cành vượt, cành đan chéo nhau trên thân cây.
Tuyển chọn lại 4 - 5 cành phân bố đều theo các hướng, cách nhau 30 cm. Cành thứ nhất cách mặt đất 50 - 80 cm, nên theo định hướng tạo dáng cây có một bộ khung cơ bản thông thoáng.
4. Bón phân hiệu quả
Bón phân cho sầu riêng cần chú ý bón nhiều lần trong một năm với lượng phân tăng dần từ khi cây còn nhỏ cho đến khi cây cho trái ổn định.
Việc bón phân cho sầu riêng đòi hỏi cần xác định nhu cầu dinh dưỡng của cây. Nhu cầu dinh dưỡng của cây thay đổi theo giai đoạn phát triển, thổ nhưỡng, năng suất của cây. Chính vì thế tùy thuộc vào khả năng sinh trưởng của cây mà điều chỉnh lượng phân bón cho phù hợp.
Nhu cầu dinh dưỡng cây sầu riêng cần đầu đủ đa – trung - vi lượng đặc biệt là nhu cầu về kali.
Đạm (N): là một trong số nguyên tố cần thiết cho sự phát triển của cây. Đặc biệt là lá, thân, cành, quả, hạt....Nếu thiếu đạm lá cây sẽ bị vàng, rụng còn thừa đạm cây dễ bị sâu hại tấn công, khả năng đậu quả thấp, rụng quả nhiều, quả phát triển không bình thường, mất gai, nứt quả….
Lân (P): nhu cầu dinh dưỡng của cây sầu riêng tương đối thấp, nhưng nếu thiếu lân lá sẽ chuyển màu xỉn, mép của lá non bị cháy đỏ, nếu thiếu lân nặng thì lá cây sẽ bị rụng và cành sẽ bị khô chết.
Kali (K): K đặc biệt quan trọng đối với cây khi ra quả. Cây được cung cấp đủ dinh dưỡng sầu riêng sẽ cho chất lượng quả cao, thịt quả thơm, ngon. Ngoài ra Kali còn giúp cây chắc không bị đổ ngã, tăng khả năng chống chịu của cây trước thới tiết bất lợi. Nếu thiếu Kali mép lá sẽ có màu vàng cam rồi xám nâu rồi khô và rụng.
Việc sử dụng phân bón hữu cơ … sẽ tạo được chất đệm tốt, cải tạo đất hiệu quả, khiến đất tơi xốp, khả năng giữ ẩm cao, tăng hàm lượng hữu cơ trong đất. Tạo môi trường thuận lợi cho các vi sinh vật có lợi phát triển, từ đó giúp cây trồng phát triển tự nhiên tăng sức đề kháng. Liều lượng 15-30 kg/năm/cây trưởng thành rất tốt, giúp tăng tuổi thọ rất rõ cho cây.
Không nên bón xác bã hữu cơ tươi vào đất mà nên ủ cho hoai mục trước khi bón. Các nguyên liệu hữu cơ được gom lại, có thể trộn với vôi để xử lý một số mầm bệnh trong đống ủ. Để gia tăng tiến trình này, trên thị trường đã có các loại phân phân hủy, có thể trộn thêm phân Lân và phân Đạm làm thức ăn cho vi sinh vật. Có thể ủ với Nấm đối kháng sau 6-8 tuần.
5. Thời kỳ cây 1-5 năm tuổi
Phân bón được chia làm nhiều đợt để bón cho sầu riêng
Sau khi trồng khoảng 20-25 ngày, tưới 1kg Đạm Cá Korea + 1kg Humic Korea (pha 200 lít nước) tưới đều quanh gốc, Kích thích ra rễ, rễ khỏe, dài, cây mau bắt đất để tìm kiếm dinh dưỡng. Khi cây vừa nhú cơi non, rải NPK 30-10-10 Korea đều cho gốc hỗ trợ phun Đạm cá tăng trưởng Korea để nuôi cơi đọt tốt.
Khi cơi đọt vừa chuyển lụa, để khô nền đất và tưới 1kg Đạm cá Korea (pha với 200 lít nước) tưới đều gốc để tăng sức cho cây kéo cơi đồng loạt. Khi cây vừa nhú cơi đọt, rải NPK 30-10-10 Korea đều cho gốc, hổ trợ phun AGF26 tăng trưởng giúp cơi phát triển tốt. Khi cây trên 1 năm tuổi, có thể bón trực tiếp phân vào gốc.
6. Thời kỳ cây sầu riêng đang nuôi trái
Có thể chia làm 5 lần bón như sau:
Sau thu hoạch: Xới đất quanh mô, xong rải Trung vi lượng Korea, sau đó tưới Đạm cá Korea (pha 200 lít nước) quanh gốc để cải thiện pH, xốp đất, phục hồi cây suy yếu, kích thích rễ mới phát triển, cơi non nhú đều, khỏe. Khi cây nhú cơi non, rải NPK 30-10-10 Korea và phun AGF 26 tăng trưởng Korea để nuôi cơi đọt tốt.
Trước khi cây xổ nhụy: Khi cơi làm bông đã lụa, tiến hành các biện pháp xử lí ra hoa, sau khi cây nhú mắt cua (khoảng 25 ngày sau khi đậy mũ) tiến hành xới gốc bón Trung Vi Lượng Korea, 5 ngày sau bón Hữu Cơ Cá Korganic và tưới Đạm Cá Korea (pha 200 lit nước) tưới đều quanh gốc, khi cây nhú đọt bông rãi phân NPK 30-10-10 Korea giúp hỗ trợ kéo bông đều, nuôi bông khỏe, hạn chế rụng và kéo cơi đọt non ra trước khi cây xổ nhụy.
Sau khi cây xổ nhụy: Sau khi bông đã xổ nhụy, tiến hành bón Trung Vi Lượng Korea, 10 ngày sau rải phân NPK 19-9-19 Korea quanh gốc và phun AGF 26 Nuôi Trái Korea để hình thành cấu trúc trái, hạn chế sượng, rụng trái.
7. Giai đoạn trái phát triển
Khi trái đạt 1 tháng tuổi, tiến hành rải NPK 30-10-10 Korea hoặc NPK 20-20-15 Korea và tưới Đạm Cá Korea, Nuôi Trái Korea. Khoảng 7-10 ngày lặp lại. Nuôi trái lớn, múi đều, hạn chế sượng trái.
Một tháng trước thu hoạch: Khi trái đã đạt kích thước lớn (khoảng 30-40 ngày trước thu hoạch), sử dụng phân bón NPK 19-9-19 Korea rải đều quanh gốc giúp tăng trọng lượng, chất lượng của trái (có thể bổ sung thêm KNO3).
Nên bón bổ sung từ 0,5-1kg phân Canxi Nitrat Bo Korea/cây/năm vào các giai đoạn sau thu họach, trước khi trổ hoa và sau đậu trái...
Tránh việc sử dụng phân KCl được cho là làm trái bị sượng, do đó khi cung cấp kali tốt nhất là dùng dạng sulfat kali (K2SO4) hoặc phân hỗn hợp NPK. Cần chú ý là một số phân Ammophosco (20-20-15) của Việt Nam điều chế sử dụng KCl là nguồn cung cấp K+ cũng làm trái sầu riêng bị sượng (do Cl- ). Bón tro bếp, xác mắm, đất nhiễm mặn cũng cho hậu quả sượng kéo dài.
Cần chú ý bón thêm khoảng 20-30 kg phân chuồng hoai mục hàng năm cho cây. Trong năm thứ 1 và 2 nên pha phân để tưới. Từ năm thứ 3 trở đi thì xới đất chung quanh gốc để bón.
Thu hoạch: Nên thu hoạch khi trái vừa chín tới, nở gai, vỗ bộp, cắt luôn cả cuốn trái. Không hái trái khi chưa chín tới hoặc hái quá trễ, chất lượng không tốt.
Chăm sóc : Làm sạch cỏ, thăm vườn thường xuyên, tỉa bỏ các cành vượt, cành sâu bệnh. Tưới dặm nếu nắng gắt, thoát nước khi bị úng. Tỉa bớt bông vào năm chúng ra quá nhiều, làm cho cây kiệt sức. Thu hoạch tập trung và tăng cường phân bón vào những năm được mùa.