MỘT SỐ BỆNH HẠI THƯỜNG GẶP TRÊN CÂY VÚ SỮA

popup
MỘT SỐ BỆNH HẠI THƯỜNG GẶP TRÊN CÂY VÚ SỮA

Mặc dù vú sữa là loại cây dễ trồng nhưng vẫn không tránh khỏi nguy cơ mắc các bệnh gây cản trở quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Hôm nay Good Farmer cùng bà con nông dân tìm hiểu "Một số bệnh hại thường gặp trên cây vú sữa" để có thể canh tác vụ mùa được tốt hơn. 

1. Bệnh thối trái:

►Triệu chứng:

Gây hại từ lúc trái còn non đến thu hoạch, vết bệnh lúc đầu trên trái có những đốm nhỏ hình tròn có màu nâu hoặc nâu đen sau lan dần ra, nhiều đốm kết hợp với nhau thành những đốm lớn hơn và có thể lan ra bao quanh trái, làm cho thịt trái bị chai sượng và thối sau đó trái sẽ rụng. Nguyên nhân gây bệnh do nấm Colletotrichum sp.

Ngoài ra, nấm Lasiodiplodia theobromae cũng làm cho trái bị thối khi thu hoạch, vận chuyển và tồn trữ. Với vết bệnh ban đầu nơi gần cuống trái do thu hoạch không chừa cuống hoặc vỏ trái bị trầy xướt, sau đó vết bệnh lan dần làm hư thối cả trái.

 

►Phòng trị:

 Vệ sinh vườn, tỉa bỏ và thu gom những trái bị bệnh lại để tiêu hủy. Không nên trồng quá dày, tỉa bỏ cành vô hiệu để giúp vườn thông thoáng, hạn chế nấm bệnh phát triển.

Khi thu hoạch tránh gây bầm giập, trầy xướt trái, không làm rụng cuống trái để giúp vườn thông thoáng, hạn chế sự xâm nhập của nấm bệnh. Cần theo dõi thường xuyên nếu thấy bệnh phát triển nhiều thì phun các loại thuốc có hoạt chất: propineb, Mancozeb.... Ngoài ra, xử lý trái bằng nước nóng ở 520C trong 10 phút cũng ngừa được bệnh thối trái.

Vệ sinh vườn sạch sẽ, thoáng mát đầy đủ ánh sáng. Tỉa bỏ trái bệnh và tiêu hủy.

Tránh gây tổn thương vỏ trái, rụng cuống khi thu hoạch. Xếp từng trái vào thùng chứa có lót giấy.

Tỉa cành kết hợp tỉa các bộ phận bị bệnh và tiêu hủy, hạn chế sự lây lan của nguồn bệnh trên vườn.

2. Bệnh bồ hóng:

Tác nhân: Do nấm Capnodium sp.

►Triệu chứng:

Nấm bệnh bám thành mảng trên mặt lá, thân, trái. Nấm không gây hại trực tiếp vì không hút được dinh dưỡng từ cây nhưng tạo thành lớp nấm đen dính vào mặt lá làm giảm sự quang hợp ở lá ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây.

Bệnh thường phát triển mạnh trong mùa nắng đi kèm với rệp sáp

Thu hoạch: Thời gian từ khi đậu trái đến khi thu hoạch từ 180 – 200 ngày tùy theo giống, mùa vụ. Tiến hành thu hoạch khi trái đã chín sinh lý trên cây. Trái phát triển đạt đến hình thái, màu sắc đặc trưng của giống.

►Phòng trị:

Không trồng quá dày. Tỉa cành tạo tán hợp lý để vườn cây thông thoáng. Mùa nắng, chú ý phòng trị rệp sáp, rầy mềm, rệp dính

Khi thấy có nấm bồ hóng: phun các loại thuốc có gốc đồng

3. Bệnh thối rễ:

►Tác nhânThối rễ do nhiều tác nhân gây ra như: Nấm Fusarium solani, Fusarium oxysporium Pythium helicoides; nứt khô cành do nấm Botryospaeriarhodia

►Triệu chứng:

Bệnh thối rễ, chết nhánh gây hại trên cây vú sữa bằng cách tấn công, làm tổn thương bộ rễ, khiến cây suy kiệt, chậm phát triển, chết nhánh và làm giảm chất lượng trái. Bệnh thối rễ trên cây vú sữa lây lan rất nhanh, không chỉ làm giảm năng suất trái mà còn làm chết cây hàng loạt.

Bệnh này có khả năng gây hại ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng của cây. Chúng phát triển mạnh trên những vùng mất cân bằng sinh thái đất, vườn cây sử dụng nhiều phân thuốc hóa học liên tục qua nhiều năm mà ít bón phân hữu cơ, khiến cho đất bị suy thoái, nghèo dinh dưỡng. Bên cạnh đó, tình trạng khai thác trái quá mức, cùng với các biện pháp canh tác không tốt cũng đã góp phần làm cho cây mau bị suy kiệt.

Ngoài ra, kỹ thuật thiết kế vườn thấp, luôn bị ngập nước, sử dụng nguồn cây giống không tốt và chế độ chăm sóc, cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng chưa đúng cũng là yếu tố làm cho bộ rễ cây bị tổn thương, tạo điều kiện cho nấm bệnh xâm nhập, tấn công làm chết cây.

Phòng trị:

Sau khi thu hoạch: Cần vệ sinh vườn sạch sẽ. Nên tiến hành cắt tỉa, loại bỏ các cành bị sâu bệnh, già yếu. Kiểm tra lại hệ thống tiêu úng tại vườn, dọn dẹp sạch lá rụng. Sau đó, cần bón vôi cho vườn và sử dụng thuốc trừ bệnh thối rễ để tăng khả năng kháng bệnh cho cây.

Xử lý ra hoa: Sử dụng phân bón với liều lượng hợp lý. Cấp lượng nước vừa đủ cho quá trình phát triển của cây. Đặc biệt có thể dùng rơm rạ ủ lên gốc để giữ ẩm cho cây

Giai đoạn cây ra quả: Tưới nước định kỳ vừa phải, có thể dùng thêm phân vô cơ. Đặc biệt chú ý việc cắt tỉa các trái bị hỏng, các cành có quá nhiều trái.

 

Nguồn: Tổng hợp

****Chúc bà con thành công!****

Đang Online: 41 | Tổng Truy Cập: 462480
CÔNG TY CỔ PHẦN GOOD FARMER VIỆT NAM
Go Top
0964 666 966