MỘT SỐ BỆNH HẠI TRÊN CÂY THANH LONG

popup
MỘT SỐ BỆNH HẠI TRÊN CÂY THANH LONG

Thanh long là một trong những cây trồng đem lại giá trị kinh tế cao được trồng một số tỉnh Bình Thuận, Tiền Giang, Long An… và một số tỉnh khác trong cả nước. Thanh long dù dễ trồng nhưng đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc cao, đúng cách để có được năng suất và chất lượng tốt nhất. Trong những năm gần đây, thanh long xuất hiện một số bệnh hại làm ảnh hưởng đến chất lượng và năng suất, gây thiệt hại đến kinh tế cho bà con. Trong bài viết sau đây, Good Farmer Việt Nam liệt kê một số bệnh hại mà thanh long thường gặp để từ đó có những biện pháp giải quyết bệnh hại và quản lý vườn thanh long đạt hiệu quả hơn.

 

 

1. Bệnh thối ngọn, thối đầu cành

Tác nhân: Bệnh do nấm Alternaria sp. gây ra.

Bệnh này xuất hiện gần nhưng là quanh năm, thời tiết nóng ấm vào đầu mùa mưa chính là điều kiện lý tưởng để chúng phát triển. Thanh long mắc bệnh phát triển chậm, giảm số cành. Cành bệnh có những vết bệnh sũng nước, cành mềm thối có màu nâu, xuất hiện từ ngọn xuống. Cây mắc bệnh nặng sẽ khiến cả trụ thanh long đều bị chết.

 

 

2. Bệnh đốm nâu

Tác nhân: Bệnh do nấm Neoscytalidium dimidiatum (Penz) Crous & Slipper gây ra

Ở điều kiện độ ẩm cao, buổi sáng có sương mù làm cho bệnh đốm nâu phát triển mạnh. Bệnh trên thân và cành có vết bệnh là những đốm tròn màu nâu. Vết bệnh này có thể tập trung hoặc rải rác dọc theo thân cành. Những vết bệnh này liên kết với nhau làm cho cành sần sùi, thối từng mảng, cành kém phát triển. Nếu như bệnh phát triển trái, sẽ làm trái non bị rụng, nám trái và vỏ sần sùi làm giảm giá trị của trái.

 

 

 

3. Bệnh nám cành

Tác nhân: do nấm Macssonina agaves Syd và Sphaceloma sp gây ra

Bệnh nám cành xuất hiện vào mùa nắng, gặp thời tiết thất thường và được chăm sóc kém hay vườn mới thu hoạch. Bệnh nám cành xuất hiện những vết đốm, vết biến màu, mọc lên lớp nấm màu xám tro. Bệnh nám cành phát triển mạnh trên cành gây hại nghiêm trọng, cành kém phát triển, trái non dễ rụng làm ảnh hưởng đến năng suất của thanh long

 

 

4. Bệnh thán thư

Tác nhân: Do nấm Colletotrichum gloeosporioides gây ra

Bệnh này sẽ phát triển mạnh trong điều kiện có độ ẩm và nhiệt độ cao, mua nhiều ẩm ướt. Cành non ra nhiều, cây đang ra hoa mà có mưa là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển mạnh. Loại bệnh hại này có thể gây hại xuyên suốt trong tất cả các giai đoạn ra hoa, sắp thu hoạch và sau thu hoạch.

Bệnh bắt đầu từ mép cành hay ngọn sau đó lan rộng, vết thối mềm, hình dạng bất định, tâm màu nâu đỏ, long xuống bởi những vòng tròn đồng tâm. Bệnh còn xuất hiện trên cả nụ hoa, nấm bệnh tạo thành những đốm đen nhỏ, hậu quả là rụng hoa. Nếu bệnh xuất hiện trên trái thì vết bệnh từ đốm nhỏ sẽ lớn dần chuyển từ vàng sang nâu đậm, làm lõm đi vỏ trái. 

Nấm bệnh than thư xuất hiện do xác bã thực vật hoặc trong cành cây trong cành bị bệnh. Mầm bệnh lan truyền trong gió, trong nước và cả trong quá trình nông dân chăm sóc.

5. Bệnh nấm bồ hóng

Tác nhân: do nấm Capnodium sp

Bệnh nấm bồ hóng xuất hiện chủ yếu vào màu nắng. Loại nấm này phát triển thành lớp mụi đen trên cành, làm giảm khả năng quang hợp, ảnh hưởng đến quá trình phát triển và sinh trưởng của cây. Bệnh tấn công trên cả nụ hoa, trái non, làm cho trái xù xì, mất màu, ảnh hướng đến vẻ ngoài, mẫu mã của quả thanh long.

 

 

6. Bệnh thối nhũn

Tác nhân: vi khuẩn Erwinia chrysanthemi

Vi khuẩn gây ra bệnh trên các nhánh đã sinh trưởng, những nơi bị bệnh chuyển từ xanh sang vàng, sau đó mọng nước, thối rửa và có mùi hôi thối khó chịu. Bệnh hại sẽ phát triển toàn bộ cành, đến phần lỗi sau đó mục cây. Loại vi khuẩn này sẽ phát triển mạnh ở điều kiện độ ẩm cao, mưa nhiều. Bệnh thối nhũn ảnh hưởng đến số lượng trái, chất lượng trái trên cây, làm giảm năng suất, chất lượng của mùa vụ.

7. Thối bẹ

Tác nhân: Do nấm Fusarium sp.

 Bệnh xuất hiện quanh năm, phát triển nặng trong điều kiện nóng ẩm và thường tấn công trên những cành đã trưởng thành.

Đầu tiên là những vết sũng nước màu nâu, lây lan rất nhanh, làm thối cành mở đường cho vi khuẩn tấn công và có mùi hôi, sau đó phần mô này bị mất chỉ còn lại phần lõi gỗ ở giữa, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây. Bệnh nặng làm chết cả trụ thanh long.

Đốm đen/rỉ sắt

-Tác nhân: do nấm Bipolaris sp.

Quy luật phát sinh gây hại - Bệnh phát triển ở điều kiện ẩm ướt, ẩm độ không khí 80-90% và nhiệt độ 20-300C - Bệnh thường tồn tại trong xác bả thực vật có trong vườn hoặc trên bông bị bệnh. - Bệnh có thể lây lan qua gió, mưa, côn trùng, từ cây bệnh sang cây khoẻ… Khả năng gây hại Vết bệnh xâm nhiễm từ rìa tai nụ hoa và lan dần vào bên trong, ban đầu là những chấm nhỏ màu nâu đen, sau đó phát triển thành dạng elip thuôn dài, lõm ở giữa. Khi bệnh tấn công ở vị trí đỉnh bông sẽ làm cho bông không nở được.

Good Farmer Việt Nam vừa liệt kê một số bệnh hại thường gặp trên cây thanh long. Bà con có thể tham khảo một số cách phòng bệnh dưới đây để ngăn ngừa bệnh hại tấn công đến cây thanh long làm ảnh hưởng đến năng suất vườn nhà.

CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ QUẢN LÝ BỆNH TRÊN CÂY THANH LONG

  • Chọn mua giống cây khoẻ, sạch bệnh, khả năng phòng bệnh tốt.
  • Căn cứ khoảng cách thích hợp, để mật độ hợp lý, thường xuyên vệ sinh sạch vườn cỏ dại, tránh để mầm bệnh ẩn nấp.
  • Cung cấp đầy đủ dưỡng chất, tăng độ phì nhiêu cho đất.
  • Sử dụng phân bón đúng, đủ, hợp lý trong từng giai đoạn.
  • Thương xuyên chăm sóc cây, phát hiện bệnh sớm, xử lý nhanh tránh để bệnh lây ra cả vườn.

Nguồn: Tổng Hợp

Đang Online: 4 | Tổng Truy Cập: 375132
CÔNG TY CỔ PHẦN GOOD FARMER VIỆT NAM
Go Top
0964 666 966