Quả vú sữa cho giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, việc trồng vú sữa đến khi thu thường bị sâu hại cây và quả, làm giảm năng suất và chất lượng của vú sữa. Dưới đây, Good Farmer chia sẻ "Một số sâu bệnh thường gặp trên cây vú sữa" đến với bà con nông dân.
1. Sâu đục trái (Alophia sp- Pyralidae):
Gây hại từ khi trái có đường kính 2cm đến khi trái chín. Phòng trừ bằng các loại thuốc như Karaté, Cymbush, Trebon… liều lượng theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Phun thuốc khi thấy bướm xuất hiện và mức thiệt hại trái khoảng 2-3%. Ngưng phun thuốc trước khi thu hoạch khoảng 1 tháng để tránh dư lượng thuốc gây hại cho người tiêu dùng
Phòng trị: Sau thu hoạch, tỉa bỏ cành sâu bệnh, cành gãy…giúp vườn cây thông thoáng. Thu gom và tiêu hủy trái bị hại để sâu non không hóa nhộng và gây hại ở lứa tiếp theo.
2. Sâu ăn bông (Eustalodes anthivora – Gelecchiidae):
Gây hại khi cây ở giai đoạn trổ bông. Phòng trừ bằng các loại thuốc như Karaté, Cymbush, Trebon, liều lượng theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Nên phun thuốc khi thấy bướm xuất hiện.
Phòng trị: khi phát hiện có sâu hại, phun các loại thuốc có tác dụng lưu dẫn như: Cyber Alpha 50ND, liều lượng theo hướng dẫn trên chai thuốc.
3. Rệp sáp (Pseudococcus sp – Pseudococcidae):
Gây hại chủ yếu vào mùa khô trên tất cả các bộ phận của cây. Phòng trừ bằng cách phun Supracide theo nồng độ khuyến cáo hoặc tươi các loại thuốc có tính lưu dẫn như Basudin
Phòng trị: tỉa bỏ những lá, trái bị nhiễm nặng, dùng máy bơm phun nước lên những chỗ có rệp sáp để rửa trôi rệp. Phun thuốc khi mật số rệp cao. Có thể bổ sung dầu khoáng DC- Tronplus 0.5% để tăng hiệu lực của thuốc.
4. Sâu đục cành (Coleoptera):
Sâu đục cành gây hại quanh năm nên thường xuyên thăm vườn phát hiện mọt đổ từ các cành. Diệt sâu bằng cách bơm các loại thuốc có tính lưu dẫn như Basudin.
Phòng trị: Thường xuyên thăm vườn, nếu thấy có mọt đổ từ các cành thì dùng que xoi vào lỗ đục và bắt bằng tay hoặc bơm thuốc trừ sâu có tính lưu dẫn vào các lỗ đục, sau đó trám lỗ đục lại bằng đất sét hoặc sáp.