MỘT SỐ SÂU HẠI THƯỜNG GẶP TRÊN CÂY SẦU RIÊNG

popup
MỘT SỐ SÂU HẠI THƯỜNG GẶP TRÊN CÂY SẦU RIÊNG

Sâu bệnh trên cây sầu riêng là một vấn đề rất nghiêm trọng, dẫn đến sự phát triển không đồng đều của cây, cho năng suất kém, khả năng hấp thụ dinh dưỡng không có sẽ làm cây yếu đi và dẫn tới chết cây ảnh hưởng thiệt hại đến kinh tế. 
Good Farmer chia sẻ một vài sâu bệnh thường gặp trên cây sầu riêng và cách phòng bệnh giúp bà con nông dân có thêm kiến thức cho việc chăm sóc cây sầu riêng. 

1. Rầy phấn, rầy nhẩy:

Cách gây hại:

Đây là đối tượng gây hại rất quan trọng trên cây sầu riêng, trưởng thành và ấu trùng thường sống ở mặt dưới lá và chích hút các lá non, lá bị hại thường có những chấm vàng, khi bị hại nặng lá thường khô, cong lại và rụng hàng loạt làm ảnh hưởng đến sự phát triển, ra hoa, đậu trái của cây. Ngoài ra, rầy còn tiết ra mật ngọt, tạo điều kiện để nấm bồ hóng phát triển. Rầy phát triển mạnh vào các tháng nắng.

 

 

► Phòng trị:

Khi lá non vừa ra thường xuyên phun nước để làm giảm mật số trưởng thành của ấu trùng, điều khiển cây ra đọt non đồng loạt để dễ trừ rầy

2. Rệp sáp Planococcus sp:

► Cách gây hại:

Loài này gây hại khá phổ biến trên sầu riêng, chúng tấn công trên trái từ khi trái còn non, rệp sáp trong quá trình gây hại còn tiết ra mật đường tạo điều kiện thuận lợi cho nấm bồ hóng phát triển làm giảm giá trị thương phẩm của trái.

 

 

► Phòng trị:

Thường xuyên thăm vườn kiểm tra; phun nước vào trái có thể rửa trôi rệp sáp trên trái, tỉa bỏ những trái non bị nhiễm nặng, không nên trồng xen cây cà phê, mãng cầu trong vườn;

3. Sâu đục trái (Conogethes Punctiferalis):

► Cách gây hại:

Con cái trưởng thành đẻ trứng trên vỏ trái non, sâu non nở ra thường ăn ở phần vỏ sau đó đục vào trong trái. Sâu gây hại từ khi trái còn non đến trưởng thành, đặc biệt gây hại nặng trên các chùm trái hơn là các trái đơn độc, trái non bị hại sẽ biến dạng và rụng, trái lớn bị hại sẽ làm ảnh hưởng đến giá trị thương phẩm và còn tạo điều kiện cho các loại nấm bệnh tấn công theo vết đục làm thối trái.

 

 

► Phòng trị:

Thường xuyên kiểm tra để phát hiện quả bị sâu, đem tiêu hủy quả bị gây hại nặng và bị rụng, dùng túi chuyên dùng để bao trái, cắt tỉa trái sáu, trái phát triển kém,

4. Nhện đỏ (Eutetranychus sp.)

► Cách gây hại:

Thành trùng có hình oval dẹp màu đỏ đến đỏ nâu, thành trùng sống 6-7 ngày, nhện đẻ từng trứng rải rác trên mặt lá, trứng nhện hình tròn màu đỏ. Nhện đỏ phát triển mạnh trong điều kiện nóng ẩm ở vùng nhiệt đới, khả năng sinh sản cao, vòng đời ngắn, gây hại bằng cách ăn biểu bì mặt lá tạo thành những chấm trắng li ti và tiết độc tố. Khi bị nhiễm nặng lá chuyển màu vàng và rụng ảnh hưởng đến khả năng ra hoa và đậu trái của cây.

 

 

► Phòng trị:

Phun nước lên lá tạo độ ẩm trong mùa nắng sẽ làm giảm mật độ nhện, đồng thời tạo điều kiện cho thiên địch có lợi phát triển.

Đang Online: 1 | Tổng Truy Cập: 375099
CÔNG TY CỔ PHẦN GOOD FARMER VIỆT NAM
Go Top
0964 666 966