NHU CẦU DINH DƯỠNG THIẾT YẾU CHO CÂY TRỒNG LÀ GÌ?

popup
NHU CẦU DINH DƯỠNG THIẾT YẾU CHO CÂY TRỒNG LÀ GÌ?

Nhà nông cần nắm bắt được nhu cầu dinh dưỡng để cây trồng sinh trưởng và phát triển toàn diện. Giải pháp tối ưu nhất để nâng cao chất lượng và năng suất của nông sản chính là cung cấp dinh dưỡng cho cây một hợp lý. Để làm được điều đó, chúng ta cần hiết được cây cần loại dinh dưỡng nào để bổ sung.Hai nhóm dinh dưỡng cơ bản cho cây trồng: chất dinh dưỡng thiết yếu và chất dinh dưỡng có lợi. 

1.  Chất dinh dưỡng thiết yếu:

Đây là nhóm chất cần thiết mà cần phải cung cấp đủ cho cây trồng phát triển. Sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng sẽ ảnh hưởng nghiêm nếu thiếu nhóm chất này.

Nhóm chất dinh dưỡng có lợi bao gồm: Carbon (C), Hydro (H), Oxy (O), Đạm (N), Lân (P), Kali (K), Ca (Ca), Magiê (Mg), Lưu huỳnh (S), Sắt (Fe), Kẽm (Zn), Đồng (Cu), Mangan (Mn), Bo (B), Molyphen (Mo) và Clo (Cl). Những chất này là thành phần cấu tạo nên các chất hữu cơ chủ yếu trong cây trồng hoặc là chất xúc tác cho các quá trình sinh lý trong cây. Trong điều kiện tốt, cây được cung cấp đầy đủ các nguyên tố thiết yếu cùng với nước, ánh sáng, CO2 chúng sẽ tổng hợp toàn bộ các hợp chất cần thiết cho sự sinh trưởng bình thường.

 

Nhóm chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng 

 

Người ta căn cứ trên mức độ quan trọng của chất dinh dưỡng thiết yếu đối với cây trồng để chia thành 03 nhóm nhỏ:

1.1. Nhóm nguyên tố đa lượng:

Carbon (C) chiếm khoảng 45%, Hydro (H), Oxy (O) chiếm khoảng 42%, Đạm (N) khoảng 1,5%, Lân (P) khoảng 1%, Kali (K) khỏng 3%. Trong đó:

 – 3 nguyên tố C, O, H được cung cấp từ nước và không khí nên được gọi là nguyên tố khoáng. Có vai trò:

  • Nguyên tố cần thiết không thể thiếu để cây trồng hoàn thành chu kỳ sống
  • Điều chỉnh quá trình sinh trưởng của cây trồng
  • Tham gia trực tiếp vào quá trình chuyển hóa vật chất trong cơ thể thực vật, điều tiết quá trình trao đổi chất
  • Tăng tính chống chịu của cây

– 3 nguyên tố N, P, K được gọi là khoáng đa lượng vì cây hấp thụ từ đất với khối lượng lớn. Đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng.

  •  Đạm: giúp cây tăng trưởng mạnh, đâm nhiều chồi, cành lá, làm lá có kích thước to, giúp lá cây quang hợp mạnh. Rất cần cho các loại cây ăn lá.
  • Lân: cần thiết cho sự hình thành các bộ phận mới của cây trồng, kích thích sự phát triển của bộ rễ, làm rễ ăn sâu vào lòng đất, lan rộng ra xung quanh giúp cây hút được nhiều chất dinh dưỡng, tăng khả năng chống chịu hạn cho cây trồng           
  • Kali: làm tăng khả năng chống chịu của cây trồng với điều tiết không thuận lợi, giúp cây ra nhiều nhánh, phân nhiều cành, ra nhiều lá. Kali giúp tăng chất lượng nông sản góp phần tăng năng suất cây trồng

 

Nguyên tố N, P, K hấp thụ từ đất cung cấp chất dinh dưỡng cho cây

 

1.2. Nhóm nguyên tố trung lượng:

Gồm: Ca (Ca), Magiê (Mg), Lưu huỳnh (S). Nhóm các nguyên tố trung lượng tồn tại trong cây với tỷ lệ thấp hơn, chỉ khoảng 1/1000 đến 1/100

Nhu cầu dinh dưỡng của nguyên tố trung lượng đối với cây trồng ở mức độ trung bình

  • Canxi (Ca): cần thiết cho sự hình thành và phát triển của rễ cây, giúp cây chịu úng tốt. Ngoài ra, Ca có tác dụng cải tạo đất, giảm độ chua mặn và tăng cường độ phì nhiêu của đất, giúp cây sinh trưởng tốt
  • Magiê (Mg): giữ cho độ pH trong tế bào ở cây ở phạm vi thích hợp, ổn định và cân bằng nước.
  • Lưu huỳnh (S): tạo thành các chất tinh dầu và tạo mùi vị cho cây, thúc đẩy quá trình chín của quả và hạt.

 

Nhóm nguyên tố trung lượng 

 

1.3. Nhóm vi lượng gồm:

Gồm: Sắt (Fe), Kẽm (Zn), Đồng (Cu), Mangan (Mn), Bo (B), Molyphen (Mo) và Clo (Cl). Nhóm các nguyên tố vi lượng cây cần số lượng rất ít, chỉ khoàng vài phần triệu đến 1/10000.

Các nguyên tố vi lượng đóng nhiều vai trò phức tạp trong dinh dưỡng thực vật và ảnh hưởng đến năng suất cây trồng. Bổ sung đủ dinh dưỡng vi lượng cho cây trồng giúp cây phát triển mạnh mẽ, cung cấp cân đối nguồn dưỡng chất cho cây phát triển toàn diện

  • Sắt (Fe): cần thiết cho quá trình quang hợp và hình thành chất diệp lục ở lá cây
  • Kẽm (Zn): cần cho việc sản xuất hormon thực vật, giúp hoàn thiện cấu trúc của lá và các bộ phận khác của cây
  • Đồng (Cu): giúp lá có màu xanh, phát triển tốt
  • Mangan (Mn): giúp là có màu xanh và phát triển tốt
  • Bo (B): cần cho sự phát triển chồi, rễ, quá trình ra hoa và đậu quả của cây trồng
  • Molyphen (Mo): kiểm soát sự trao đổi Nitơ
  • Clo (Cl): cần thiết cho sự phân chia tế bào ở lá và rễ

 

 

2. Chất dinh dưỡng có lợi:

Nếu không có nhóm chất này cây vẫn sinh trưởng và phát triển bình thường. Nhưng nếu được chú ý bổ sung thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cây phát triển tốt hơn, mang lại giá trị cao hơn. Nhu cầu của những chất này cây cần rất ít nên có thể gọi là nhóm siêu vi lượng.

Nhóm này bao gồm các chất: Coban (Co), Nhôm (Al), Niken (Ni), Vanadi (V)…và các nguyên tố đất hiếm (lanthanum, cerium, praseodymium, samarium, europium, gadolinium, terbium, dysprosium, thulium

 

 

Đang Online: 4 | Tổng Truy Cập: 467846
CÔNG TY CỔ PHẦN GOOD FARMER VIỆT NAM
Go Top
0964 666 966