PHÂN KALI (K) VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

popup
PHÂN KALI (K) VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

_Tác dụng của Kali

+Kali là chất liên quan mật thiết với chất lượng và phẩm chất của cây. Nó quyết định về độ ngọt, lượng đường trong quả, màu sắt quả, hoa, không những vậy kali còn như là một chất đề kháng giúp cây chống chịu lại với bệnh và công trùng gây hại.

+Kali tham gia trực tiếp vào quá trình trao đổi chất của cây, giúp cây vận chuyển dưỡng chất trong cây  một cách thông suốt. Đó còn là chất giúp cây hấp thụ nước, tăng khả năng giữ nước, góp phần trong việc quang tổng hợp chất hữu cơ, tổng hợp đường,…

Vì vậy Kali là một trong ba chất quyết định mật thiết với sự sống của cây.

Người ta nói “phân đạm là dưỡng chất làm gia tăng năng suất cây trồng quan trọng nhất, nhưng kali là dưỡng chất có tầm quan trọng trong việc ổn định năng suất”.

_Kali trong tự nhiên

Nhìn nhận thực tế thì nhu cầu về Kali của cây sẽ cao hơn Đạm (N) và Lân (P), mà đất đã có thể cung cấp cho cây từ 70% - 80% nên nhu cầu phân Kali sẽ không cao. Nhưng trong cây Cảnh, cây Kiểng thì thường được trồng trong chậu nên Kali phải được cung cấp hoàn toàn từ bên ngoài.

_Việc bón thiếu Kali sẽ đẫn đến:

+Cây sẽ còi cọc kém phát triển do quá trình trao đổi chất trong cây bị đình trệ, những dinh dưỡng khác cây không thể nào hấp thụ được.

+Thân cây yếu dễ đổ ngã do cây bị rối loạn trong quá trình chuyển đổi chất dinh dưỡng và tích trữ nước trong cây.

+Lá úa vàng dọc mép lá do quang hợp không diễn ra bình thường.

+Ngoài ra, rễ sẽ kém phát triển, dễ bị nhiễu khuẩn, dễ bị sâu bệnh hại tấn công do nguyên sinh chất và chất đề kháng trong cây bị suy giảm trầm trọng.

Nếu gặp các biểu hiện thiếu kali như trên ở cây trồng bà con có thề sử dụng sản phẩm PHÂN BÓN KNO3 KOREA để bổ sung kali cho cây trồng.

+Kali quan trọng là vậy, cần thiết là vậy nhưng cũng không được lạm dụng mà bón dư thừa Kali, nếu thừa kali thì cây sẽ có biểu hiện:

+Rễ cây sẽ teo nhỏ, cây còi nhìn xơ xác vì Kali là chất hoạt động rất mạnh ngăn cản cây hấp thụ Ca, Mg, N,…. Và không hấp thụ được nước

+Và nếu bón nhiều Kali trong các cây trồng cung cấp thực phẩm thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng. Dư lượng Kali sẽ dẫn đến bệnh Tim mạch và bệnh về Thận.

_Một số Phân Kali trên thị trường hiện nay

Kali Clorua (KCl viết tắt là MOP)

Kali Sunlphate (K2SO4 viết tắt là SOP)

Kali Nitrate (KNO3 viết tắt là NOP)

Nhưng đây hầu hết chỉ là tồn tại ở dạng hạt, nhưng bón dạng hạt rất khó định lượng, khi bón gây ra tình trạng dư thừa Kali cho chậu.

Ngoài ra bạn có thẻ bổ sung kali cho khu vườn của bạn thông qua các phân bón hữu cơ tự làm tại nhà:

Vỏ chuối: đây là nguyên liệu dễ tìm thấy ở xung quanh ta và còn rất tốt cho cây trồng. Chuối chứa rất nhiều Kali và Mg ngoài ra còn chưa Fe và Đạm dạng khó tiêu.

Vỏ trứng : trong vỏ trứng đặc biết chứa nhiều Ca, K, N giúp cây khỏe. Ngoài ra còn giúp hạn chế ốc sên.

Cà phê: bã cà phê đặt biệt chứa rất nhiều Kali và Fe lại rất dễ tìm và đồng thời cũng có thể bón trực tiếp được cho cây.

Phân hữu cơ cung cấp chất dinh dưỡng một cách ổn định cho cây, nhưng vẫn có một nhược điểm là thời gian để cây có thể hấp thụ rất lâu và hàm lượng cũng sẽ thấp so với nhu cầu của cây. Nên phun kèm theo phân bón lá Otachi để tăng hiều quả cho phân hữu cơ.

Nguồn: Tổng hợp

Đang Online: 43 | Tổng Truy Cập: 462350
CÔNG TY CỔ PHẦN GOOD FARMER VIỆT NAM
Go Top
0964 666 966