QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CƠ BẢN CÂY BƯỞI

popup
QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CƠ BẢN CÂY BƯỞI

1. Cây giống:

Nên chọn một loại giống cây duy nhất trồng, không trồng xen với các loại cây có múi khác để tránh thụ phấn chéo. Nên trồng giống chiết, vì rễ ăn ngang tránh gặp tầng đất phèn; mau ra trái, bảo đảm chất lượng giống hệt cây mẹ.

 

2. Thời vụ:

Bưởi được xem là giống cây có thể trồng quanh năm, nhưng để tiết kiệm công tưới, bà con nên trồng vào khoảng tháng 5 – 6, đây là thời điểm vào mùa mưa. Nếu như vẫn đảm bảo điều kiện tưới trong mùa nắng, bà con vẫn có thể trồng bưởi. Trước khi trồng, nên tỉa đi bớt lá. Cây giống khi trồng nên đặt thẳng đối với cây tháp hoặc cây chiết có nhánh phân bố đều. Đặt nghiêng đối với cây chiết ít nhánh, giúp các đọt bên mọc lên để tạo tán.

3. Mật độ trồng:

Khoảng cách trồng trung bình có thể là 4-5m x 5-6m (tương đương mật độ trồng khoảng 35-50 cây/1000m2).

4. Chuẩn bị mô trồng và cách trồng

Đất làm mô thường là đất mặt ruộng hoặc đất bãi bồi ven sông phơi khô. Mặt mô nên cao 40 - 60cm, đường kính 80 - 100cm. Đắp mô trước khi trồng 2 – 4 tuần, trộn đều đất đắp mô với 1-1.5kg phân hữu cơ Korea + phân Trung vi lượng Korea 100gram/gốc để tạo độ tơi xốp cho đất và cân bằng độ pH đất. Khi trồng, đào lỗ ở giữa mô và bón vào đáy lỗ 200g phân DAP Korea phủ lên trên một lớp đất mỏng. Dùng dao cắt đáy bầu và đặt cây xuống giữa lỗ làm thế nào để mặt bầu cây nhô cao khoảng 3cm so với mặt mô, sau đó lấp đất xung quanh bầu cây ém nhẹ, kéo bao nylon từ từ lên và lấp đất lại ngang mặt bầu, tưới nước. Khi đặt cây phải xoay mắt ghép hướng về chiều gió để tránh cây bị tách chồi. Sau khi trồng cần cắm cọc giữ chặt cây con. Đối với cây chiết nên đặt cây nằm nghiêng một góc khoảng 450 để cây dễ phát triển cành và tán về sau.

Quanh vườn nên đào mương rộng từ 1,5 - 2m, sâu 1-1,2m và đắp bờ cao; mương nội đồng rộng từ 0,5-1m, sâu 0,8-1m. Khi đào mương nên chú ý không nên đem lớp đất phèn (nếu có) lên mặt liếp, nếu đất chua cần xử lý đất để nâng pH = 5,5 - 6. Nên chú ý đặt cống để điều tiết nước, hàng năm cần sửa sang liếp bằng cách bồi một lớp mỏng bùn và mở rộng mép liếp khi có thể.

 

5. Tưới nước:

Bưởi cần tưới nước đầy đủ nhất là giai đoạn cây con và ra hoa đậu trái. Mùa nắng nên thường xuyên tưới nước cho bưởi. Vào mùa mưa, cần tiêu nước vào các tháng mưa nhiều, tránh ngập úng kéo dài gây thối rễ, cây có thể chết.

 

6. Tỉa cành

Hàng năm, sau khi thu hoạch cần phải loại bỏ những cành đã mang trái (thường rất ngắn khoảng 10-15cm), cành sâu bệnh, cành ốm yếu, cành nằm bên trong tán không có khả năng mang trái, các cành đan chéo nhau, đồng thời cũng cần loại bỏ các cành vượt trong thời kỳ đang mang trái nhằm hạn chế việc cạnh tranh dinh dưỡng và sâu bệnh cho cây. Chú ý: trong quá trình cắt cần phải khử trùng dụng cụ cắt.

 

7. Tạo tán:

Từ vị trí mắt ghép trở lên khoảng 50-80 cm thì bấm bỏ ngọn. Chọn 3 mầm khỏe, thẳng mọc từ thân chính và phát triển theo 3 hướng tương đối đồng đều là cành cấp 1, dùng cọc tre cắm xuống đất để giữ cành cấp 1 tạo với thân chính 1 góc 35 – 40°. Từ cành cấp 1 sẽ mọc ra cành cấp 2 và chỉ giữ lại 2- 3 cành cấp 2. Cành cấp 2 phải để cách thân chính 15-30cm và cành này cách cành kia 20- 25cm, cùng với cành cấp 1 tạo thành một góc 30- 35°. Từ cành cấp 2 sẽ hình thành những cành cấp 3, cành này không hạn chế về số lượng và chiều dài, nhưng cần loại bỏ những cành mọc quá dày hoặc quá yếu. Sau 2 năm cây sẽ có bộ tán cân đối.

 

Đang Online: 1 | Tổng Truy Cập: 375149
CÔNG TY CỔ PHẦN GOOD FARMER VIỆT NAM
Go Top
0964 666 966