QUY TRÌNH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CƠ BẢN CHO CÂY NHÃN

popup
QUY TRÌNH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CƠ BẢN CHO CÂY NHÃN

Cây nhãn – giống cây trồng được nhiều hộ nông dân lựa chọn nhằm thay đổi kinh tế giá đình bởi có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, nhiều người không biết cách trồng và chăm sóc phù hợp, làm ảnh hưởng đến năng suất cho quả. Vì vậy, trong bài viết này, Good Farmer Việt Nam hướng dẫn bà con nông dân “Quy trình trồng và chăm sóc cơ bản cho cây nhãn”

1. Các giống nhãn phổ biến

Có rất nhiều giống nhãn khác nhau trên thị trường hiện nay, mỗi loại sẽ có ưu điểm và nhược điểm riêng. Đặc biệt, mỗi giống nhãn sẽ phù phù hợp với môi trường đất, nước, khí hậu của từng khu vực. Tuy nhiên, hầu hết các giống nhãn sẽ có những kỹ thuật trồng và chăm sóc tương đối giống nhau. Cùng với Good Farmer Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm canh tác vườn nhãn trong bài viết “Quy trình cơ bản trồng và chăm sóc cây nhãn”  

 

 

Các giống nhãn phổ biến hiện nay:

Nhãn tiêu da bò: Có các giống như tiêu huế, tiêu lá bầu, tiêu đường, ... là những giống nhãn đang được nhà vườn ưa chuộng do có nhiều ưu điểm như cây phát triển nhanh, năng suất cao, dễ xử lý ra hoa trái vụ, 2 năm có thể cho 3 vụ trái. Trái chín có màu da bò, cơm khá dày hơi dai, ít nước, ngọt vừa, ít mùi thơm.

Nhãn long: Là giống nhãn dễ trồng, cho năng suất cao, mỗi năm cho 2 vụ trái; nhưng phẩm chất không cao, không được ưa chuộng do hạt to, cơm mỏng, nhiều nước...

Nhãn giồng da bò: Trồng chủ yếu ở những vùng đất cát giồng, là giống nhãn có phẩm chất khá ngon, cơm ráo, dày cơm. Nhãn giồng mỗi năm chỉ cho 1 vụ trái nên năng suất không cao.

Nhãn xuồng cơm vàng: được bà con khá ưa chuộng do rất dày cơm, trái to nhưng năng suất cũng không cao.

Ngoài ra còn có các giống nhãn khác như Super, nhãn hồng, thái long tiêu, Dona, Hưng Yên, Nhãn lồng, nhãn đường phèn, nhãn nước, nhãn Vĩnh Châu, ... Giống nhập nội: Đại Ô Viên, nhãn Thạch Hiệp (Trung Quốc), ...

 

 

2. Thời vụ và chuẩn bị đất trồng

Tùy vào từng vùng miền thì bà con có thời vụ trồng khác nhau. Chẳng hạn đối với khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, Tây Nguyên, Đông Nâm Bộ thì thường trồng vào tháng 6 - 7. Còn đối với vùng Duyên Hải, Nam

Trung Bộ thì trồng vào tháng 9. Đối với khu vực miền Bắc thường trồng vào vụ Xuân (tháng 2 – 3) hoặc vụ Thu (tháng 9 – 10)

Mật độ trồng:

Mật độ trồng nhãn tùy thuộc vào địa hình đất canh tác của bà con. Chẳng hạn ở những vùng đồng bằng bà con trồng với mật độ 8m – 10m ( tức 125 cây/ha). Còn đối với đồi núi bà con có thể trồng với mật độ 8m – 8m ( khoảng 156 cây/ha). Đối với những vườn có mật độ trồng dày thì bà con cần cắt tỉa vườn thường xuyên để tạo độ thông thoáng hạn chế sâu bệnh hại phát triển.

Chuẩn bị mô trồng và cách trồng:

Đất làm mô thường là đất mặt ruộng hoặc đất bãi bồi ven sông phơi khô. Mặt mô nên cao 40-60cm, đường kính 80-100cm. Đắp mô trước khi trồng 2-4 tuần, trộn đều đất đắp mô với 10 kg phân hữu cơ hoai với 200g vôi. Khi làm bồn xong bà con nên đảo đều với đất, tưới nước giữ ẩm sau 20 - 30 ngày mới xuống giống sẽ giúp cây phát triển tốt và tăng khả năng đề kháng sâu bệnh hại về sau.

Khi trồng, đào lỗ ở giữa mô và bón vào đáy lỗ 200g phân DAP Korea phủ lên trên một lớp đất mỏng. Dùng dao cắt đáy bầu và đặt cây xuống giữa lỗ làm thế nào để mặt bầu bằng với mặt mô, sau đó lấp đất xung quanh bầu cây ém nhẹ, kéo bao nylon từ từ lên và lấp đất lại ngang mặt bầu, tưới nước.

 

 

3. Phương pháp trồng và chăm sóc cây

Bước 1: Dùng dao khoét lỗ một lỗ nhỏ trên cây vừa vặn với bầu cây con.

Bước 2: Dùng dao cắt mặt đáy bầu -> cho cây vào giữa mô chú ý để mặt bầu bằng với mặt trên của mô.

Bước 3: Rạch bỏ nilon tránh làm tổn thương cây

Bước 4: Lấp đất -> nén nhẹ đất xung quanh cây -> cắm cọc tre tránh để cây con bị tác động bên ngoài làm đổ.

Bước 5: Lấy rơm khô ủ kín mô -> tưới nước cho cây

Tưới nước: Cần tưới một lượng nước định kì cho cây, 3 ngày tưới một lần. Nếu trời mưa thì không cần tưới thêm cho cây. Khi cây bị ngập nước do mưa to và dài ngày cần tháo nước nhanh chóng. Cây đủ nước sẽ phát triển thuận lợi, nhanh ra hoa, kết trái. Cây bị ngập úng lâu rất dễ thối rễ và nhanh chết.

 

 

Tỉa cành, Tạo tán: Việc tỉa cành, tạo tán cho cây thường được tiến hành cùng lúc. Khi tỉa cành bà con cần loại bỏ những cành trong tán, cành mọc vượt, những cành có sâu bệnh hại, cành khô, cành không có khả năng cho trái… để giảm sự cạnh tranh dinh dưỡng, tạo độ thông thoáng giúp cây hấp thụ ánh sáng tốt hơn. Thông thường bà con nên tỉa cành cuối tháng 8 đầu tháng 9.. Chú ý: trong quá trình cắt cần phải khử trùng dụng cụ cắt.

 

 

Chăm sóc và điều khiển ra hoa:

Đắp mô, bồi liếp: Trong 2 năm đầu, hàng năm cần đắp thêm đất khô vào chân mô, giúp mô cao hơn, rộng hơn. Tới năm thứ 3 trở đi, hàng năm nên vét bùn non ở đáy mương bồi thêm một lớp mỏng 2-3cm ngay sau khi làm gốc, bón phân, nếu trồng nhãn trên đất thịt pha sét thì hàng năm nên bón thêm phân hữu cơ giúp đất thông thoáng hơn, tạo điều kiện tốt cho bộ rễ phát triển.

 

 

Làm cỏ, xới xáo: Cần thường xuyên làm cỏ để tránh cạnh tranh dinh dưỡng, hạn chế sự cư trú, xâm nhập của sâu bệnh gây hại. Kết hợp xới xáo đất giúp đất thông thoáng nhằm giúp bộ rể tăng cường trao đổi chất, không dùng cuốc lưỡi và không xới sâu vì làm tổn thương bộ rễ. Tuyệt đối không diệt cỏ bằng các hóa chất trong vườn nhãn nói riêng và vườn cây ăn trái nói chung.

Tưới, tiêu nước: Nhãn rất cần nước, nếu được tưới đầy đủ nhãn sẽ phát triển nhanh, ra hoa, kết trái tốt. Nhưng nhãn là cây chịu úng kém nên cần có hệ thống thoát nước trong mùa mưa. Đối với những vườn có nguy cơ bị ngập trong mùa mưa lũ thì nên có hệ thống bờ bao vững chắc, kịp thời bơm nước ra khỏi vườn khi cần thiết.

Tỉa cành, tạo tán: Sau thu hoạch cần tiến hành tỉa bỏ những cành sâu bệnh, cành bị che khuất trong tán cây, cành vượt... đồng thời bấm tỉa những cành vừa được thu trái để giúp cây ra tược non đồng loạt.

 

 

Đang Online: 36 | Tổng Truy Cập: 462350
CÔNG TY CỔ PHẦN GOOD FARMER VIỆT NAM
Go Top
0964 666 966