QUY TRÌNH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CƠ BẢN CHO CÂY VÚ SỮA

popup
QUY TRÌNH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CƠ BẢN CHO CÂY VÚ SỮA

Cây vú sữa là loại cây không quá khó trồng, cây mang lại lợi nhuận kinh tế cao. Vì vậy,  vú sữa là một trong những loại cây trồng được bà con ưa chuộng trong canh tác. Trong bài viết sau đây, Good Farmer giúp bà con có thêm kinh nghiệm trong "Quy trình trồng và chăm sóc cơ bản của cây vú sữa". 

1. Giống trồng khoẻ

Trong các giống cây vú sữa thì vú sữa Lò Rèn được đánh giá có hiệu quả kinh tế cao nhất, năng suất 1000 – 1500 trái/năm/cây 10 năm tuổi, trọng lượng trái 200 – 300g, vỏ trái khi chín có màu hột gà, tươi bóng, phẩm chất ngon, có giá bán cao nhất so với các giống khác. Các giống vú sữa Tím, vú sữa Nâu có năng suất thấp nhưng thưòng chín sớm hơn so với vú sữa Lò Rèn.

 

 

2. Điều kiện thích hợp để trồng vú sữa

Thời vụ trồng: Vú sữa có thể trồng quanh năm nhưng nên trồng vào đầu mùa mưa: khoảng tháng 9 ở Trung Bộ và tháng 6 ở Nam Bộ.

Mật độ và khoảng cách trồng: Tùy theo chiều rộng mặt líp mà bố trí số hàng cây. Với líp rộng 7 – 8m thì bố trí trồng một hàng cây ở giữa líp, khoảng cách 8m/cây, mật độ 12 – 13 cây/1000m2, với líp rộng 9 – 10m, trồng hai hàng theo kiểu nanh sấu, khoảng cách 10m/cây, mật độ từ 7 – 8 cây/1000m2. Có thể trồng xen rau màu hoặc cây ăn trái ngắn ngày trong 1 – 3 năm đầu để tăng thu nhập.

Chuẩn bị hố trồng và cách 25cm, trộn đều lớp đất trồng: Trước khi trồng 15 – 20 ngày tiến hành đào hố giữa mô rộng 40-50cm, sâu 20 - 30cm 5kg phân Hữu Cơ Korganic Korea, 100g phân DAP Korea

Đặt bầu cây thẳng đứng, mặt bầu ngang với mặt mô trồng, cắt bỏ vỏ bầu, lắp đầy hố bằng hỗn hợp nêu trên, nén chặt, cắm cọc cố định và tưới nước.

 

 

3. Chăm sóc cây vú sữa

Tưới nước: Tưới nước đầy đủ là yếu tố thiết yếu đối với cây vú sữa nhằm đảm bảo sinh trưởng. Tưới đẳm sau thời kỳ khô hạn tạo tác dụng ra hoa đồng loạt cho cây và đảm bảo tỉ lệ đậu trái cao.

Giai đoạn cây con: cần cung cấp đầy đủ cho cây vú sữa. Tưới 3 - 5 lần/ tuần, 20 - 30 lít nước/lần/cây vào mùa nắng để giảm tỷ lệ cây chết và phát triển nhanh đặc biệt trong 3 năm đầu.

Giai đoạn cây ra hoa và mang trái cần tưới nước thường xuyên 2 - 3 ngày/ lần.

Tỉa cành, tạo tán: Trong các năm đầu nên tỉa bớt cành, chỉ để lại các cành phân bố cành đều theo các hướng, tạo cho cây có tán tròn đều và khống chế chiều cao không vượt quá 4m - 4,5m. Cắt bỏ cành vượt trong tán, cành sâu bệnh, cành phụ ốm yếu mọc liên tiếp trên cùng một cành chính, cành mọc gần mặt đất.

Vào sau mỗi vụ thu hoạch cần tỉa các cành mọc đứng bên trong tán, cành rũ, cành ốm yếu, sâu bệnh…để giúp cây thông thoáng và sớm ra chồi mới.

Sau mỗi vụ thu hoạch nên cưa bỏ 1 - 2 cành vươn cao, ít lá và có biểu hiện sinh trưởng, năng suất kém nhất trên tán cây. Khi cưa nghiêng 45 độ để tránh đọng nước. Sơn phủ bề mặt vết cưa bằng dung dịch sun-phát đồng. Khoảng 15-20 ngày sau dưới mỗi vết cưa sẽ phát triển 5 - 15 chồi mới, nên tỉa bớt số chồi mới chỉ giữ lại 2-3 chồi khỏe và ở vị trí đều quanh cành. Khi chồi mới phát triển đến chiều dài 50 - 60cm thì tiến hành loại bỏ đỉnh sinh trưởng để kích thích chồi phân cành. Lưu ý quan sát và phòng trừ sâu hại cho cành mới. Cành mới có khả năng cho trái sau 12 - 18 tháng.

 

 

Đang Online: 7 | Tổng Truy Cập: 375149
CÔNG TY CỔ PHẦN GOOD FARMER VIỆT NAM
Go Top
0964 666 966