Rầy nâu hại lúa

popup
Rầy nâu hại lúa

Tên khoa học: Nivaparvata lugens Stah.

Giới thiệu về rầy nâu

Tên tiếng anh: Brown backed rice plant hopper

Họ: Delphacidae

Bộ: Homoptera

Đặc điểm gây hại:

Rầy trưởng thành và rầy non dùng miệng chích vào thân cây lúa để hút dịch cây. Bị hại nhẹ các lá dưới có thể bị héo. Khi hại nặng cây lúa bị khô héo và chết, chúng gây nên hiện tượng “cháy rầy”, cả ruộng lúa bị khô héo, màu trắng tái hoặc trắng. Phần dưới thân cây lúa có màu đen nâu. Các vết thương cơ giới đó tạo điều điều kiện cho nấm bệnh xâm nhập làm cho cây lúa thối lũn, đổ rạp, gây nên hiện tượng bông lúa bị lép một nửa hoặc toàn bộ. Hiện tượng “cháy rầy” đầu tiên mang tính cục bộ một vài mét vuông, nhưng nếu gặp điều kiện thuận lợi vết cháy rầy lan toả rất nhanh lên tới một vài hecta hoặc cả cánh đồng trong vòng 1-2 tuần.

Ngoài ra, rầy nâu là môi giới truyền bệnh vàng lùn xoắn lá, khi bị bệnh cây lúa vẫn giữ màu xanh nhưng bị thấp lùn, có những lá bị xoăn nhiều vòng, trổ bông muộn nhưng không thoát, ít hạt và hạt bị lép.

Đặc điểm hình thái và vòng đời của rầy:

- Rầy nâu trưởng thành có màu nâu; rầy lưng trắng có màu trắng xám. Rầy trưởng thành có 2 dạng hình: Cánh dài và cánh ngắn; vòng đời hai loại rầy này 24-30 ngày.

- Rầy đẻ trứng thành ổ trong bẹ và gân chính của lá lúa, hình quả chuối, mới đẻ màu trắng trong, trước khi nở có điểm mắt màu nâu đỏ. Rầy non có 5 tuổi, từ tuổi 1 đến tuổi 3 gọi là rầy cám, hết tuổi 5 lột xác sang trưởng thành. Vòng đời của rầy ngắn, từ 24-30 ngày nên khả năng tăng mật độ rất nhanh.

- Cả rầy non và rầy trưởng thành đều có tập tính bò ngang, dễ phát hiện, thường sống tập trung ở gốc và thân cây lúa, phần sát mặt nước để gây hại.

Một số biện pháp quản lí, phòng trừ rầy nâu:

- Trước khi xạ nên cho đất nghỉ 2 tuần, vệ sinh đồng ruộng và khi sạ phải sạ đồng loạt theo lịch sạ né rầy theo hướng dẫn của cơ quan chức năng.

- Chú ý trừ rầy giai đoạn mạ. Thường xuyên theo dõi thông báo sâu bệnh trên các phương tiện truyền thông đại chúng.

- Trồng một số giống lúa kháng hoặc ít nhiễm rầy nâu như: OM4900, PC10, ML202....

- Không xạ quá dày, bón phân NPK cân đối tuyệt đối không bón thừa phân đạm.

- Có thể sử dụng bẫy đèn từ 17-22h nên bẫy đồng loạt thì sẽ hiệu quả hơn.

- Ngoài ra, không nên sử dụng các thuốc trừ sâu rầy quá sớm, dễ gây mất cân bằng hệ sinh thái, ảnh hưởng đến thiên địch gây bùng phát các côn trùng gây hại về sau. Tuy nhiên, trong canh tác cần thăm đồng thường xuyên để phát hiện rầy nâu kịp thời và tác động thuốc khi rầy nâu đạt mật số 2-3 con/ tép.
- Có thể sử dụng các chế phẩm sinh học về các loại nấm đối kháng của rầy nâu như nấm xanh Metarhizium anisopliea, nấm trắng …
- Sử dụng các loại thuốc hóa học có hoạt chất: Buprofezin, Thiamethoxam...

 

 

Bài viết khác
Đang Online: 2 | Tổng Truy Cập: 375167
CÔNG TY CỔ PHẦN GOOD FARMER VIỆT NAM
Go Top
0964 666 966