THỜI ĐIỂM BÓN ĐÓN ĐÒNG THÍCH HỢP CHO CÂY LÚA

popup
THỜI ĐIỂM BÓN ĐÓN ĐÒNG THÍCH HỢP CHO CÂY LÚA

Làm đòng là giai đoạn cực kỳ quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, sản lượng sau này. Làm sao để cây lúa khoẻ, đòng to, bông bự, lượng hạt chắc nhiều. Good Farmer Việt Nam xin phép chia sẻ với bà còn một số kinh nghiệm trong việc chọn thời điểm bón đón đòng cho lúa.

Nông dân dựa vào 3 tiêu chí để đưa ra quyết định thời điểm bón phân đón đòng. Đầu tiên, dựa vào số ngày sau sạ tuỳ vào thời gian sinh trưởng của từng giống cây. Thứ hai, căn cứ vào trạng thái đòng, thời điểm bón là lúc đòng phải tượng được 1-3mm. Cuối cùng, là trạng thái cây lúa, nếu lúa chưa ngả màu vàng chanh thì chưa bón.

 

 

1. Căn cứ vào thời gian sinh trưởng của giống và số ngày sau sạ

Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật chính là sư ra đời của nhiều giống lúa, đa dạng về thời gian sinh trưởng: ngắn ngày, trung ngày hay dài ngày. Dù thời gian sinh trưởng không giống nhau nhưng điểm chung của chúng là thời gian từ khi tượng đòng đến khi trỗ là khoảng 25 ngày, thời gian từ trỗ đến chín cũng khoảng 25 ngày. Nắm được thời gian này, giúp cho nông dân xác định thời điểm bón phân thích hợp đối với thúc lần 2 (thúc đón đòng) bằng cách lấy thời gian sinh trưởng của giống lúa trừ đi 50 ngày.

Giống lúa có thời gian sinh trưởng dài ngày khoảng 124 ngày thì thời gian bón đón đòng thích hợp nhất là (124 – 50) là 74 ngày sau khi sạ. Giống lúa ngắn ngày thời gian sinh trưởng là 90 ngày thì thời điểm bón thích hợp cho bón thúc lần 2 là (90 – 50) là 40 ngày sau khi sạ.

 

 

2. Căn cứ vào trạng thái cây lúa

Đây là giai đoạn khó xác định thời điểm cũng như liều lượng bón phân nhưng lại là giai đạon quyết định năng suất của lúa nhất.

- Một số đặc điểm giúp nông dân nhận biết:

+ Chóp lá lúa có thắt eo.

+ Quan sát màu ruộng lúa, trên ruộng có khoảng 2/3 lúa ngả màu vàng chanh.

 

 

3. Căn cứ vào trạng thái đòng để xác định thời điểm bón đón đòng hợp lý

Cách để xác định tốt nhất là: Xé ngẫu nhiên 10 chồi chính xem nếu có khoảng 50% cây lúa có đòng đòng 1 – 2mm, cây lúa một lóng rưỡi là có thể bón phân đón đòng.

Lưu ý:

  • Liều lượng bón dựa vào tình hình thăm đồng để xem xét màu lá và tình hình sinh trưởng của ruộng lúa.

Chất dinh dưỡng để nuôi đòng rất nhiều nên trong giai đoạn này lúa cần rất nhiều chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, việc bón phân cần lưu ý những chất cần thiết N, P, K theo liều lượng hợp lý. Ngoài việc xác định đúng thời điểm bón thì việc cung cấp dinh dưỡng thời kỳ này cũng vô cùng quan trọng

 

 

4. Nên sử dụng sản phẩm phân bón nào để hỗ trợ lúa đón đòng hiệu quả?

Cây lúa trong giai đoạn 20 – 25 ngày tuổi, nông dân bón thúc bằng Humic Korea cùng với NPK 20 – 16 – 5 giúp lúa đẻ nhánh nhanh, khoẻ và cứng cây, đứng lá.

Sử dụng AGF26 Đỏ trong giai đoạn “cong trái me” để hạt lúa vô gạo nhanh, hạt sáng chắc, nặng ký giúp tăng năng suất và chất lượng của vụ mùa.

Kết hợp giữa AGF XanhNPK 16 – 5 – 21 trong giai đoạn đón đòng để đòng to, mập, bông lúa dài, chắc hạt đồng thời giúp lúa cứng cây, hạn chế đỗ ngã.

 

****Chúc bà con thành công!****

Đang Online: 1 | Tổng Truy Cập: 375149
CÔNG TY CỔ PHẦN GOOD FARMER VIỆT NAM
Go Top
0964 666 966