Bệnh Thường Gặp Trên Cây Sầu Riêng Vào Mùa Mưa

popup
Bệnh Thường Gặp Trên Cây Sầu Riêng Vào Mùa Mưa

Sầu riêng là loại cây được mệnh danh là “vua của các loại cây ăn trái” nhờ hương vị đặc trưng cũng như giá trị dinh dưỡng mà nó mang lại. Sầu riêng được trồng nhiều ở các vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Đồng bằng Sông Cửu Long, đây là loại cây cho giá trị kinh tế cao và được nhiều hộ nông dân ở miền Nam lựa chọn để thay đổi cơ cấu cây trồng. Tuy vậy,Sầu riêng không dễ chăm sóc do sự mẫn cảm cao với môi trường, đặc biệt vào mùa mưa, độ ẩm tăng cao, là điều kiện để các mầm bệnh dễ phát triển. Sau đây Good Farmer xin chia sẻ với bà con một số bệnh thường gặp ở cây Sầu Riêng vào mùa mưa và cách phòng bệnh. 

CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN CÂY SẦU RIÊNG VÀO MÙA MƯA

1. Bệnh Cháy lá, Chết ngọn

Đây là một trong những loại bệnh hại thường gặp trên cây sầu riêng, có nguồn gốc do nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây ra. Loại nấm này xuất hiện chủ yếu do điều kiện độ ẩm cao, thiếu ánh nắng, từ đó sợi nấm lây lan trực tiếp, hoặc nấm di chuyển nhờ dòng nước tại vườn hoặc do rơm rạ phủ đất nhưng vô tình chứa mầm bệnh.

 

 

Bệnh cháy lá Cây Sầu Riêng

 

 

Bắt đầu từ những đốm nhỏ và sũng nước sau đó liên kết lại thành mảng bất dạng nhũn nước hoặc phỏng nước sôi trên lá. Những đốm lá này sau đó sẽ nhanh chóng khô đi và chuyển sang màu nâu với rìa màu nâu tối và gây nên tình trạng biến dạng lá và làm lá cây sầu riêng bị quăn lại.

Cây sầu riêng bị bệnh sẽ bị khô hết lá, chết ngọn cây sầu riêng, nghiêm trọng hơn thì cây con sẽ bị trụi lá. Các ngọn cây bị thối khiến cây không thể sinh trưởng và phát triển. Bệnh cháy lá chết ngọn gây hại trên cây sầu riêng trong vườn ươm và cả những cây mới trồng. Bệnh phát triển mạnh vào mùa mưa và có khả năng lan truyền rất nhanh.

Cách Phòng Bệnh

- Ở giai đoạn cây non: Bệnh này có thể được phòng tránh bằng cách tưới nước thường xuyên, nhưng không nên tưới quá ẩm và giữa các cây nên để một khoảng cách thưa;

- Không nên đặt cây sầu riêng con dưới tán cây sầu riêng lớn;

- Mật độ cay trong vườn ươm vừa phải, không nên tưới nước quá thừa;

- Thu dọn và tiêu hủy các phần cây lá bị bệnh;

- Nên tỉa bớt những cành của cây non gần mặt đất và không nên ủ gốc vào mùa mưa;

- Tạo vườn cây sầu riêng thông thoáng và thu dọn cỏ dại cũng như rác.

2. Bệnh Thán Thư

Bệnh thán thư là một trong những bệnh hại trên cây sầu riêng khá phổ biến và thường xuất hiện vào đầu mùa mưa hoặc những ngày có sương, bệnh do nấm Collototrichum gloeosporioidess gây ra. Khi bị bệnh, lá cây sẽ xuất hiện những đốm bệnh lõm màu nâu từ ngoài rìa và chóp lá sau đó lan vào trong khiến cho lá héo và rụng dần. Cây bị bệnh nặng có thể bị khô héo mà chết.

Trong các vườn sầu riêng ít được chăm sóc, hoặc chăm sóc không đúng cách như bón phân không cân đối, bón dư đạm và thiếu các chất dinh dưỡng trung vi lượng khác. Những vườn không được cắt tỉa, có tán lá rậm rạp, vườn bị rợp bóng, thiếu ánh nắng chiếu vào nên ẩm độ tăng cao thì bệnh thường nặng.

Bệnh cũng phổ biến ở vườn sầu riêng trồng trên đất xấu, ít chất hữu cơ, không được cải tạo và phòng trừ nấm bệnh trong đất thường xuyên.

Triệu chứng: 

Trên lá: Lúc đầu, vết bệnh thường phát sinh ở mép hay chóp lá, sau đó lan vào phía trong. Phần phiến lá có màu nâu đậm, vết bệnh điển hình là để lại các đường viền hình tròn có màu nâu đậm dọc theo hai bên gân chính của lá. Vết bệnh cũng có thể bắt đầu từ vết thương trên lá do côn trùng, rách do gió hay do chăm sóc. Bệnh nặng làm lá khô cháy dần và rụng sớm, trơ cành.

Trên hoa: Những bông bị nhiễm nấm sẽ có vết thối màu nâu xám. Vết bệnh này sẽ đen và lan dần ra, cuối cùng sẽ khiến hoa bị rụng.

Trên quả: Quả có các vết đốm nhỏ màu nâu hiện rõ ở hốc gai. Vết bệnh nặng chuyển màu đen dần ở giữa và quầng vàng phía ngoài, rồi lan rộng ra, dần dần trái sẽ bị rụng.

Cách phòng bệnh:

- Chăm sóc cho cây trồng khoẻ mạnh, tưới đủ nước và bón đầy đủ dinh dưỡng cho cây.
- Cải tạo nền đất trồng thật tốt, tăng cường bón các loại phân hữu cơ. Tưới bổ sung các chủng vi sinh vật có lợi vào đất.
- Giữ ẩm cho đất trong mùa khô bằng cây cỏ dại hay các vật liệu hữu cơ.
- Cắt tỉa, tạo tán cho cây hợp lý, tránh để vườn rậm rạp, độ ẩm cao.
- Phun phòng nấm bệnh và côn trùng định kỳ.
- Đối với vườn cây con cần che mát cho cây.
- Thường xuyên thăm, kiểm tra vườn để phát hiện sớm bệnh.

 3. Bệnh Xì Mủ Chảy Nhựa

Đây là một trong các bệnh hại thường gặp trên cây sầu riêng trưởng thành, nguyên nhân xuất hiện bệnh chủ yếu là do bà con thường trồng cây sầu riêng con trên nền đất cũ đã có nấm Phytophthora, thường là đất đã từng trồng cây cao su, hồ tiêu, dừa. Nơi lý tưởng để bệnh này phát triển là những vườn cây có mật độ quá dày, không tỉa tán, khu vực có độ ẩm cao, mưa nhiều. Bệnh có thể dễ dàng lây lan diện rộng trên cả vườn.

Nấm bệnh cũng phát triển mạnh ở những vườn đất xấu, thiếu hữu cơ, bị nén chặt, kém thoáng khí, PH thấp. Vườn trồng chăm sóc kém, bổ sung dinh dưỡng không cân đối, cây thiếu các chất quan trọng khiến vỏ cây bị nứt cũng tạo điều kiện có nấm hại tấn công.

 

 

Bệnh Xì mủ chảy nhựa trên Cây Sầu Riêng

 

 

Triệu chứng: Trên thân và cành cây có các vết nứt ngắn hoặc dài, ở vết nứt này có nhựa chảy ra, vết bệnh ướt và nhựa có màu nâu. Vỏ thân và gỗ bên dưới bị chuyển sang màu hồng nhạt, có bớt tím, viền gợn sóng, bệnh lan dần vào bó mạch. Khi cạo lớp vỏ bị bệnh ra lấy phần gỗ có màu nâu sẫm dọc theo thân, cành.

Cây sầu riêng bị bệnh sẽ không thể phát triển bình thường vì vỏ cây bị thối không thể đưa nước và dinh dưỡng lên trên. Cây sẽ còi cọc, kém phát triển, đề kháng yếu nên rất dễ mắc các bệnh do nấm khuẩn khác. Trường hợp cây bị nặng sẽ chết.

Cách Phòng Bệnh:

Cắt tỉa tạo tán cho vườn thông thoáng, tránh để vườn rậm rạp, độ ẩm cao nhất là sau giai đoạn thu hoạch.

Vườn cây con nên trồng với mật độ vừa phải, tránh trồng dày đặc.

Cải tạo nền đất trồng tơi xốp, giàu hữu cơ, sạch nấm bệnh, pH ổn định

Đảm bảo cho vườn trồng thoát nước tốt, tránh ngập úng vào mùa mưa.

Chăm sóc cây trồng tốt, tưới nước đủ ẩm, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, cân đối cho cây. Nên tăng cường bón phân hữu cơ, hạn chế bón phân hóa học.

Đang Online: 3 | Tổng Truy Cập: 370399
CÔNG TY CỔ PHẦN GOOD FARMER VIỆT NAM
Go Top
0964 666 966