KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CAM CHO NĂNG SUẤT CAO

popup
KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CAM CHO NĂNG SUẤT CAO

KỸ THUẬT CHUẨN BỊ ĐẤT TRỒNG VÀ CÁC DỤNG CỤ CẦN THIẾT

Đất trồng khá quan trọng cho cây cam

- Cây cam có thể trồng ở nhiều loại đất từ đất thung lũng, đất phù sa cổ, đất đồi mới khai hoang, đất phù sa, đất bồi…Thế nhưng loại đất phù hợp nhất giúp cây cam phát triển hiệu quả nhất là đất thịt, nhiều mùn, thoát nước tốt, mực nước ngầm dưới 1m.

- Một yếu tố cũng khá quan trọng nữa là tầng đất canh tác có độ dày khoảng 0,8 - 1m và độ pH thì nằm trong khoảng từ 5 - 7.

Lưu ý: Trước khi trồng cam nên bón lót phân chuồng hoai mục, vôi rồi phơi ải từ 15 - 20 ngày trước trồng để xử lý các mầm bệnh có trong đất để tránh gây hại cho cây. 

Cây giống cam sành - Cây ghép giống chuẩn, năng suất, sạch bệnh

Dụng cụ trồng sử dụng trồng cam

Nếu bạn không có đất vườn để trồng cam mà vẫn muốn có và cây cam triễu trái thì có thể sử dụng các bao xi măng, chậu, khay hay thùng xốp. Nếu trồng trong các dụng cụ đó cần đảm bảo có lỗ thoát nước cho cây cam, tránh ngập úng cây và dụng cụ trồng có đường kính trên 1 mét.

Cần bố trí cây cây ở nơi có ánh sáng đầy đủ do cây Cam là cây ưa sáng và thích hợp phát triển ở những vùng có nhiệt độ từ 23 - 29 độ C.

Kỹ thuật trồng cây cam

KỸ THUẬT CHỌN GIỐNG VÀ TRỒNG CAM

Chọn giống cam thích hợp để có năng suất cao nhất

Việc chọn giống cam để trồng khá quan trọng do trên thị trường hiện nay có khá nhiều giống cam nên khiến người trồng trọt rất khó để lựa chọn giống thích hợp. Việc lựa chọn giống cam để trồng thì cần chú ý đến những điểm sau:

- Giống cam nào phù hợp với điều kiện thời tiết tại địa phương.

- Giống cây cam bạn ưu thích và dự kiến trồng có đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng hay không.

- Mục đích trồng để phục vụ nhu cầu cá nhân hay để tăng thu nhập cá nhân mà chọn giống cam có thời gian thu hoạch phù hợp.

Kỹ thuật trồng cam cho năng suất cao

Hiện nay cây cam có thể được trồng từ cây non được nhân giống bằng hạt, cây cam chiết cành hoặc cây cam ghép cành. Sau đây là một số ưu nhược điểm các các hình thức trồng trên:

-Cây cam được gieo từ hạt có thời gian ra quả khá lây và năng suất cam cũng thấp hơn.

- Trồng cam bằng cây cam chiết cành cây sẽ mau ra trái nhưng tuổi thọ kém, bộ rễ yếu.

- Còn hình thức trồng cây cam ghép thì khỏe mạnh hơn, tuổi thọ lâu, bộ rễ phát triển khỏe mạnh hơn. 

Một số lưu ý để trồng cam đúng kỹ thuật:

- Chọn thời điểm trồng cam thích hợp: nên trồng cam với thời gian cuối mùa khô đầu mùa mưa (tháng 4 - 5 Dương lịch) hoặc trồng vào cuối mùa mưa nếu có điều kiện tưới nước (Tháng 9 - 10 Dương lịch).

- Cần giữ khoảng cách giữa các cây cam khi trồng là từ 4 mét, đối với cam chiêc thì khoảng cách có thể nhỏ hơn tầm 3 mét. Hố trồng cam cần đạt 0.4 x 0.4 x 0.4 mét hoặc có thể 0.7 x 0.7 x 0.7 đối với địa hình vùng đồi núi.

- Khi trồng dùng cuốc đào một lỗ lớn hơn bầu một chút ở giữa hố, đặt bầu cây vào, dùng chân nén nhẹ đất xung quanh gốc, cắm cọc để cố định cây, tránh gió lay động rễ, cây dễ chết. Nếu trồng mùa khô, sau khi trồng cần phủ gốc bằng rơm rạ, cỏ khô để giữ ẩm.

- Sau khi trồng tưới nước ngay, sau đó 3 - 5 ngày tiếp tục tưới nước, giữ ẩm cho cây trong thời gian 1 tháng đầu tiên để cây mau chóng đâm rễ mới.

KỸ THUẬT CHĂM SÓC CAM CHO NĂNG SUẤT CAO

- Luôn theo dõi để bổ sung nước đầy đỏ cho cam đặc biệt vào mùa khô, lúc trái đang lớn và lúc trái sắp chín.

- Thường xuyên diệt cỏ dại cho cây cam.( Mẹo diệt có nhanh là dùng rơm rạ, cỏ khô, rác mùn,.. phủ vào xung quanh gốc cây cam hoặc bạn cũng có thể sử dụng Bạt trải diệt cỏ ). Sau những cơn mưa lớn cần xới những ván bị đóng xung quanh gốc cam.

- Sau khi trồng theo dõi cắt bỏ các cành vượt, chồi mọc ra từ gốc ghép. Khoảng 1 - 2 tháng khi cây đã bắt đầu bắt rễ đâm chồi, tiến hành hãm ngọn ở chiều ca 70cm.

- Giữ lại 7 - 10 chồi khỏe mạnh, phân bổ đều kiểu ngôi sao quanh gốc, tránh hiện tượng che khuất ánh sáng lẫn nhau. Ở giai đoạn cây trưởng thành, thường xuyên cắt bỏ các cành già cỗi, sâu bệnh, cành bị gẫy đổ.

Cây cam ngọt khẳng định chất lượng trên vùng đồi Lục Ngạn | TRUNG TÂM VĂN  HOÁ - THÔNG TIN VÀ THỂ THAO - Truyền hình huyện Lục  Ngạn|truyenhinhlucngan.vn

Bón phân cho cây cam đúng cách

Chế độ dinh dưỡng cho cây khá quan trọng ảnh hướng lớn đến năng suất cũng như chất lượng của cam. Sau đây là chế độ dinh dưỡng của cam:

Năm đầu tiên: Sau một tháng cây hồi thì tiến hành bón thúc bằng phân đạm pha loãng (1%), cứ 15 - 20 ngày tưới 1 lần.

Giai đoạn năm thứ 2 - 3: Mỗi năm bón 10kg phân chuồng (phân hữu cơ vi sinh) + 100g urê + 300g supe lân + 100g kali chia thành 4 lần bón.

+ Lần 1 (tháng 9 - 11): 100% phân hữu cơ + 100% supe lân.

+ Lần 2 (tháng 1 - 3): 40% urê + 40% kali.

+ Lần 3 (tháng 5): 30% urê + 30% kali.

+ Lần 4 (tháng 7 - 8): 30% urê + 30% kali.

Giai đoạn kinh doanh (năm thứ 3 trở đi) tiếp tục giữ tỷ lệ bón và số lần bón như trên, nhưng tăng lượng phân cả năm cho mỗi cây lên như sau: 30kg phân hữu cơ + 500g supe lân + 500g urê + 500g kali.

KỸ THUẬT THU HOẠCH CAM KHI ĐẠT NĂNG SUẤT

Thu hoạch cam là 1 công đoạn ảnh hưởng lớn đên sự phát triển của cây và năng suất của cam về sau nên khi thu hoạch cam cần lưu ý một số điểm sau:

- Thu hoạch khi vỏ quả chuyển từ màu xanh sang màu vàng (khoảng 20 - 30 diện tích vỏ quả). Cần thu hoạch đúng thời vụ để tạo cho cây phân hóa mầm hoa tốt, thu hái quả vào những ngày râm mát.

- Dùng kéo chuyên dụng cắt cuống quả, thu hái quả nhẹ nhàng tránh tổn thương cơ học.

Bài viết này chia sẻ một số kiến thức về Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cam Cho Năng Suất Cao hy vọng sẽ giúp ích được mọi người phần nào. Chúc mọi người có thể trồng cho mình những cây cam triễu trái và chất lượng cao.

Nguồn: Sưu tầm Internet

Đang Online: 12 | Tổng Truy Cập: 439630
CÔNG TY CỔ PHẦN GOOD FARMER VIỆT NAM
Go Top
0964 666 966