Kỹ Thuật Phục Hồi Chôm Chôm Sau Thu Hoạch

popup
Kỹ Thuật Phục Hồi Chôm Chôm Sau Thu Hoạch

Chôm Chôm là loại cây được trồng nhiều ở khu vực miền Nam, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và một số tỉnh khu vực Nam Trung Bộ. Quả Chôm Chôm có chưa 78% là nước, 21% Carbohydrate, 1% Protein, và có chất béo không đáng kể. Ăn Chôm Chôm có thể ngăn ngừa tăng cân và thúc đẩy quá trình giảm cân theo thời gian.

Chôm Chôm sẽ cho trái sau 36 tháng trồng. Giai đoạn Chôm Chôm ra hoa tới khi thu hoạch mất khoảng 3 - 4 tháng. Mùa Chôm Chôm sớm sẽ cho thu hoạch khoảng đầu tháng 5 Dương lịch. Mùa Chính vụ sẽ rơi vào đầu tháng 7 Dương lịch.

Đối với cây ăn quả nói chung, Cây Chôm Chôm nói riêng, sau thu hoạch cần phải được chăm sóc tốt để có thể phục hồi và mang lại năng suất cao cho mùa kế tiếp.

Hôm nay, Good Farmer xin chia sẻ với bà con kỹ thuật phục hồi cây Chôm Chôm sau thu hoạch để mang lại cho bà con vụ mùa bội thu:

 

 

Tạo tán, tỉa cành

Tỉa cành tạo độ thông thoáng, giúp nguồn sáng tiếp xúc với lá cây, tăng khả năng quang hợp. Điều chỉnh kích thước của cây, cân bằng sinh trưởng cho cây, nâng cao khả năng chống chịu của cây với điều kiện thời tiết bất lợi. Thời điểm sau thu hoạch là thời điểm quá trình trao đổi chất trong cây đang giảm nên tỉa cành trong giai đoạn này cây ít bị ảnh hưởng nhất. Có thể tạo tán cây theo hình mâm xôi hoặc hình cầu, tùy vào khoảng cách giữa các cây để xác định chiều cao, chiều rộng của tán.

Bà con có thể dùng kéo hoặc cưa để cắt cành. Bà con nên cắt những cành sâu bệnh, cành khô, cành không cho trái,… để kích thích cây ra cành non cho mùa vụ tiếp theo.

Lưu ý: Bà con chỉ nên tỉa cành vào những ngày khô ráo, không nên tỉa cành vào những ngày mưa, ẩm ướt. Không nên tỉa quá 35% số cành. Sau khi tải cành xong bà con cần chú ý vệ sinh vườn, vệ sinh vết cắt để hạn chế nấm bệnh, thu gom các tàn dư để xử lý sạch, bón phân và tưới nước để cây phục hồi phát triển.

Phun thuốc rửa vườn:

Sau khi tạo tán, tỉa cành xong bà con nên phun thuốc để rửa sạch vườn, sát khuẩn vết thương, bảo vệ cây trồng tránh sự tấn công của nấm khuẩn.

Bà con có thể phun kết hợp: Bombi Gold Korea + Mancozeb ( hoặc Ridomil Gold, hoặc Amistar top)

Bón phân

Sau mỗi vụ thu hoạch, lượng dinh dưỡng trong đất sẽ bị giảm, chính vì thế bà con cần tiến hành bón phân, chăm sóc hợp lý giúp cây phục hồi cho vụ mùa tiếp theo.

Để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây, cải tạo đất, nâng cao năng suất. Đối với nhóm cây ăn trái như chôm chôm, bà con không nên bón phân sát gốc mà nên bón xung quanh tán của cây. Cần cung cấp đủ nước cho cây, không để lâu làm giảm chất lượng phân bón.

Lần 1: Bà con xới gốc, trộn 1kg Humic Korea với 100kg NPK 30 – 10 – 10 Koreal bón từ 500g – 1kg/gốc. Đi cơi đọt, giúp cây ra cơi đọt khỏe;

Lần 2: Sau 10 – 15 ngày bà con bón mỗi gốc 3kg – 5kg Hữu cơ cá Viên đùn nở Korea + 200g Trung vi lượng Korea để cải tạo đất, bổ sung dinh dưỡng và các chất hữu cơ trong đất.

Lần 3: Sau đậu trái 20 - 30 ngày bà con bón mỗi gốc 500g – 1kg NPK 20 – 20 – 15 Koreal để bổ sung dinh dưỡng nuôi trái.

Lần 4: Sau đậu trái từ 60 – 70 ngày bón mỗi gốc 500g – 1kg phân bón NPK 16 – 5 – 21 Koreal để bổ sung dinh dưỡng nuôi trái, giúp trái to, đồng đều, màu vỏ sáng đẹp.

Trên đây là chia sẻ của Good Farmer về kỹ thuật chăm sóc Chôm Chôm sau thu hoạch, chúc quý bà con có được vụ mùa bội thu.

Đang Online: 34 | Tổng Truy Cập: 462350
CÔNG TY CỔ PHẦN GOOD FARMER VIỆT NAM
Go Top
0964 666 966